CTCP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG

Lĩnh vực: Hàng tiêu dùng > Ngành: Sản xuất thực phẩm

AGM: Lãi không đến từ "gạo"

AGM: Lãi không đến từ "gạo"

6 tháng đầu năm doanh thu từ gạo chiếm tới gần 70% trong tổng doanh thu nhưng chỉ đóng góp được vỏn vẹn 10% vào lãi gộp.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (mã CK: AGM) công bố báo cáo tài chính quý 2/2013.

Theo đó, doanh thu thuần đạt 488,4 tỷ đồng giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái; Lợi nhuận gộp đạt 33,3 tỷ đồng giảm 10 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Sau khi trừ chi phí AGM lãi sau thuế 10,22 tỷ đồng quý 2 tương đương EPS đạt 562 đ/CP giảm 38% so với cùng kỳ;

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu thuần đạt 900 tỷ đồng giảm 11% so với cùng kỳ trong đó đáng chú ý khoản thu từ bán phân bón giảm mạnh so với cùng kỳ từ mức 56 tỷ đồng xuống còn vỏn vẹn 874 triệu đồng; 2 hoạt động chính của công ty là gạo và tấm, cám cũng có nguồn thu sụt giảm kết quả lợi nhuận gộp đạt 52,13 tỷ đồng giảm 27,5% so với cùng kỳ;

Trong đó có thể thấy đóng góp của doanh thu giữa các hoạt động không tương xứng với lãi gộp thu được từ các hoạt động đó, gạo mang lại nguồn thu lớn cho AGM nhưng giá vốn lại quá lớn nên mức lãi gộp trở nên nhỏ bé. 

AGM: Lãi không đến từ

 

 

AGM: Lãi không đến từ

 

 So sánh cơ cấu doanh thu với cơ cấu lãi gộp từ các hoạt động kinh doanh của AGM

6 tháng đầu năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí cho hoạt động này biến động không đáng kể so với cùng kỳ nhưng trong cơ cấu có sự thay đổi lớn. Theo đó, khoản thu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng đột biến trong khi các khoản thu khác lại giảm; Chi phí lãi tiền vay giảm trong khi lỗ tỷ giá lại ở mức cao.

Ghi nhận 2,44 tỷ đồng từ hỗ trợ lãi suất tạm trữ gạo giúp AGM có nguồn lãi khác 3,37 tỷ đồng cao gấp hơn 3 lần cùng kỳ nên kết quả AGM lãi ròng 12,16 tỷ đồng giảm 40% so với cùng kỳ tương đương EPS đạt 668 đ/CP và mới chỉ hoàn thành được 29% kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên năm 2013 thông qua.

Tính đến 30/06/2013 gần như toàn bộ nợ phải trả của AGM là nợ ngắn hạn với 794,6 tỷ đồng cao hơn gấp 4 lần vốn điều lệ; Hàng tồn kho ở mức 266,13 tỷ đồng tăng 23% so với số dư đầu kỳ; Các khoản phải thu lên tới hơn 100 tỷ đồng cao gấp gần 3 lần số dư đầu kỳ trong đó chủ yếu là phải thu của khách hàng (92,3 tỷ đồng) và chủ yếu là khách hàng lương thực (84,7 tỷ đồng).

Như vậy mặc dù không bị lỗ như hai cổ phiếu gạo khác là FDG và VLF nhưng AGM cũng phải đối mặt với một quý kinh doanh giảm sút và phải tìm cách kiếm các nguồn thu khác ngoài “gạo”.

BCTC quý 2/2013

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây