CTG thỏa thuận 7,5 triệu cổ phiếu giá trần, VN-Index tăng nhẹ lên 499 điểm

 
 
4 phiên CTG thỏa thuận hơn 22 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch sàn HoSe hôm nay đạt 1.200 tỷ nhưng hơn 700 tỷ là thỏa thuận trong đó 400 tỷ thỏa thuận trái phiếu. 

Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng gần 2 điểm lên 499 điểm, giá trị giao dịch sàn HoSe hôm nay đạt 1.200 tỷ nhưng hơn 700 tỷ là thỏa thuận trong đó 400 tỷ thỏa thuận trái phiếu.

CTG hôm nay thỏa thuận 7,5 triệu cổ phiếu chủ yếu ở giá trần 18.600 đồng/cp, tổng giá trị thỏa thuận 139,5 tỷ đồng, nếu tính cả lượng khớp lệnh trên sàn 1 triệu cổ phiếu (trong đó khối ngoại mua vào gần 780.000 cp), KLGD của CTG ngày hôm nay lên tới hơn 8,5 triệu cổ phiếu.

Nhiều mã bluechips tăng giá cuối phiên như CSM tăng 400 đồng, DPM, DRC tăng 300 đồng, PGD tăng 500 đồng, VIC tăng 1.000 đồng, VNM đứng giá, VCB giảm 200 đồng.

Một số cổ phiếu midcap tăng giá đáng chú ý có LM8 (tăng 900 đồng), EVE (tăng 1.100 đồng), BMP tăng 1.500 đồng, BIC tăng 400 đồng…DRH, DTA, MTG, PXI, PXL, TNT giảm sàn.

~~~ 

Đóng cửa phiên sáng, VN-Index tăng 2 điểm lên 499,19 điểm, HNX-Index tăng 0,3 điểm lên 61,81 điểm. 

CTG sáng nay tiếp tục gây chú ý khi thỏa thuận 5,8 triệu cổ phiếu giá trần 18.600 đồng/cp, như vậy tính đến hôm nay CTG đã thỏa thuận hơn 20 triệu cổ phiếu trong 4 phiên liên tiếp. Trên sàn CTG giao dịch hơn 600 nghìn cp, tăng 200 đồng lên 17.600 đồng. 

Sáng nay khối ngoại mua vào 473.000 cổ phiếu CTG, chiếm 2/3 lượng giao dịch của mã này. 

Một số cổ phiếu tăng điểm có MSN, VIC, PGD cùng tăng 500 đồng, VCB, CSm, HAG tăng 200 đồng, FPT tăng 400 đồng…trong khi VNM giảm 1.000 đồng, thời gian này giao dịch thỏa thuận của VNM cũng rất lớn, chủ yếu thỏa thuận ở mức giá 145-148 nghìn đồng/cp. 

GAS tăng 1.000 đồng/cp tạo lực đẩy cho thị trường tăng điểm, tuy nhiên mức tăng của các cổ phiếu trên sàn không lớn, từ 1-2% nên VN-Index chưa thể bứt phá qua ngưỡng 500 điểm. Có thời điểm trong phiên chỉ số VN-Index chạm mốc 500 nhưng mức này không giữ được lâu.

CTG thỏa thuận 7,5 triệu cổ phiếu giá trần, VN-Index tăng nhẹ lên 499 điểm (1)CTG thỏa thuận 7,5 triệu cổ phiếu giá trần, VN-Index tăng nhẹ lên 499 điểm (2)

~~~ 

Phiên giao dịch hôm qua, chỉ số Dow Jones của Mỹ xác lập mốc cao nhất trong lịch sử, tăng 111 điểm lên 15.680 điểm, S&P500 cũng lên mốc cao mới 1.771 điểm. Thị trường tăng điểm sau khi lợi nhuận của các công ty đồng loạt vượt dự báo. Thêm vào đó, dữ liệu kinh tế cho thấy tăng trưởng đang chậm lại, khiến nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ duy trì chính sách kích thích kinh tế.

Tình hình chứng khoán quốc tế khởi sắc cũng tác động phần nào đến TTCK trong nước. Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (30/10), VN-Index tăng 1,53 điểm lên 498,61 điểm. Lúc này PGD tăng 600 đồng, DPM tăng 300 đồng, VCB, CSM, DRC tăng 200 đồng, MBB, REE, PPC, OGC, MBB tăng 100 đồng, HPG, HSG, MSN, PET, PVD đứng giá. 

Lúc này, VNM giảm 1.000 đồng/cp xuống 140.000 đồng/cp, “ghìm cương” VN-Index song chỉ số VN-Index hiện vẫn tăng hơn 2 điểm nhờ GAS tăng 1.000 đồng. 

Tại nhóm penny và midcap, thanh khoản phiên này có dấu hiệu chậm lại so với phiên trước, cổ phiếu có thanh khoản lớn nhất sàn HoSE lúc này là PVT mới khớp lệnh hơn 286 nghìn đơn vị sau 47 phút giao dịch; các cổ phiếu như PVT, LCG, VNE, ITD giảm nhẹ 100 đồng, VNH tăng trần phiên thứ 8 liên tiếp, TCM tăng 200 đồng lên 16.900 đồng, KSA, KSS, KMR, HAR tăng 100 đồng. 

Tại sàn Hà Nội, KLF giảm 1.000 đông xuống 17.800 đồng/cp, PVS tăng 400 đồng, VGS, FIT tăng 200 đồng, ICG tăng 300 đồng, SD2 tăng 500 đồng. 

Theo VCBS, thị trường tiếp nhận một số thông tin khá tích cực từ các cơ quan khách quan đáng tin cậy như:

(1) Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo GDP quý IV tăng ở mức 6% trong Báo cáo tình hình kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2013. Con số này được đưa ra do (i) tổng cầu nền kinh tế được kỳ vọng sẽ chuyển biến tích cực hơn khi tính đến tính chất mùa vụ và tác động của độ trễ chính sách (khoảng 9 tháng) trong những tháng cuối năm; (ii) sản xuất công nghiệp phục hồi rõ nét sau 4 tháng thu hẹp (PMI tháng 9 đạt 51,5 điểm, cao hơn ngưỡng 50); (iii) chỉ số phát triển công nghiệp IIP phục hồi qua các quý (+4,5%, +5,2% và ước +6% trong Q1, Q2, Q3.2013 ; (iv) nguồn vốn FDI khả quan và cơ cấu vốn tích cực.

(2) ANZ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 5,1%. Đồng thời, ANZ đưa ra khẳng định, nền kinh tế Việt Nam xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu nội địa nhiều khả năng được cải thiện trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm và áp lực hạ giá tiền đồng của NHNN đã hạ xuống.

Như vậy, các con số và nhận định được đưa ra trong báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và ANZ cho thấy những kỳ vọng về tăng trưởng tốt của nền kinh tế Việt Nam trong Q4.2013. Đây có thể sẽ là yếu tố nền tảng dẫn dắt cho đà hồi phục và tăng điểm của thị trường trong trung và dài hạn.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây