![]() |
Hòa cùng nhịp với chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có một phiên tăng điểm trong sáng nay (16/1). Thông tin tốt nhất có thể hỗ trợ cho thị trường sáng nay là việc Chính phủ đã thông qua phương án cụ thể của gói kích cầu 1 tỷ USD. Tuy nhiên, sức tăng của thị trường rất yếu, tính thanh khoản vẫn chưa được cải thiện nhiều và nhà đầu tư vẫn tiếp tục chờ đợi những thông tin hỗ trợ tiếp theo trong thời gian tới. Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích, thị trường sẽ không có nhiều biến động bất ngờ cho đến sau dịp nghỉ Tết.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/01/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 306,12 điểm, tăng 2,11 điểm (tương đương tăng 0,69%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 6.814.040 đơn vị, tăng 15,14% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 165,032 tỷ đồng, tăng 17,41% so với phiên trước.
Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 796.270 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 35,47 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 7.610.310 đơn vị (tăng 19,52% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 200,504 tỷ đồng (tăng 26,10%).
Trong suốt tuần qua, tình hình giao dịch trên thị trường không tốt do phải gánh chịu bởi tâm lý bi quan khá lớn, rất nhiều nhà đầu tư đã có xu hướng rời bỏ thị trường hoặc tạm thời đứng ngoài chờ đợi. Do đó, thị trường khó có thể bức phá hồi phục mạnh trong giai đoạn trước Tết âm lịch.
Mở cửa đợt giao dịch đầu tiên sáng nay, thị trường chứng khoán bắt đầu có diễn biến tốt khi khá nhiều lệnh mua ATO tại các mã cổ phiếu đầu tàu như PVD, PPC, FPT, DIC… được đẩy vào thị trường. Tuy nhiên, xu thế giằng co và tình trạng kém thanh khoản vẫn là một vấn đề nan giải. Khá nhiều mã cổ phiếu lớn như STB, REE, PVF, HAG… vẫn chưa xác định rõ xu hướng tăng giảm của mình. Mặc dù giá cổ phiếu hiện nay đang rất rẻ, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn đang thận trọng với quyết định đầu tư của mình.
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 1,71 điểm, lên 305,72 điểm (tương đương tăng 0,56%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 711.890 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 17,66 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 55 mã tăng giá, 70 mã đứng giá tham chiếu, 47 mã giảm giá và 4 mã không có giao dịch là BBT, RHC, SHC, BAS. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 2 mã tăng trần là IFS, OPC và có tới 14 mã giảm sàn.
Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, thị trường bắt đầu cho thấy dấu hiệu tăng ở nhiều mã cố phiếu. Các cổ phiếu lớn đa phần đã tăng nhẹ, nhưng sức hồi phục hiện nay của các cổ phiếu này rất yếu, vì vậy những bluechip này khó có thể dẫn dắt thị trường tăng điểm được trong thời gian dài.
Trong khi đó, dư mua trên thị trường vẫn chưa cho dấu hiệu phục hồi, các lệnh mua đa phần chỉ đặt ở mức giá tham chiếu hoặc dưới tham chiếu. Đáng chú ý là khi thị trường tăng điểm thì các lệnh bán ra ở cổ phiếu đầu tàu STB bắt đầu tăng mạnh. Điều này cho thấy tâm lý của nhà đầu tư hiện nay là thị trường tăng điểm là cơ hội bán ra.
Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 1,19 điểm, lên 305,2 điểm (tương đương tăng 0,39%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.800.880 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 117,08 tỷ đồng.
Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 306,12 điểm, tăng 2,11 điểm (tương đương tăng 0,69%) so với phiên trước đó.
Trong tổng số 176 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 66 mã tăng giá, 60 mã giảm giá, 50 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 8 mã tăng trần là BBT, IFS, MCP, PPC, SJ1, VIC, HSG, LCG và 17 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 15 mã không còn dư mua.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 cổ phiếu tăng giá, 2 cổ phiếu giảm giá, 2 mã đứng giá là PVD, STB. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã tăng trần là VIC.
Cụ thể, VIC tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,46%), đạt 82.000 đồng. VNM tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,81%), đạt 84.500 đồng. HAG tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,69%), đạt 60.000 đồng. FPT tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,00%), đạt 50.500 đồng. PVF tăng 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,11%), đạt 18.200 đồng. DPM tăng 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,58%), đạt 34.400 đồng. STB giữ nguyên mức giá tham chiếu là 17.900 đồng/cổ phiếu. PVD giữ nguyên mức giá tham chiếu là 72.000 đồng/cổ phiếu. HPG giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,32%), còn 31.100 đồng. VPL giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,57%), còn 54.000 đồng.
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là HSG với 518.980 đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 32,00% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 19.500 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 900 đồng (tương đương 4,84%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 30,81% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là LCG với mức tăng 5,00% lên 39.900 đồng (tăng 1.900 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 122 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, có 3 mã cùng giảm hết biên độ cho phép 5% là SGT, ALT, VHC.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VIC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.500 đồng. Ngược lại, BT6 là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.000 đồng xuống còn 59.000 đồng/cổ phiếu, với 620 cổ phiếu được giao dịch.
Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã giảm sàn và 3 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.100 đồng; VFMVF4 là 4.500 đồng và VFMVF1 là 7.700 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,94%), chỉ còn 3.300 đồng/chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 55 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.669.860 đơn vị, bằng 24,51% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, HSG được họ mua vào nhiều nhất với 372.650 đơn vị, chiếm 71,80% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như PPC (249.020 đơn vị), DPM (129.270 đơn vị), PVF (99.280 đơn vị) và DPR (85.740 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VNM (97,47%), SAV (96,32%), DPR (92,69%), VIC (78,90%) và PAC (75,00%).
|