Bán cổ phần bằng ngoại tệ, tại sao không?
- Thứ hai - 21/01/2008 13:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tuy nhiên, giải pháp nào trong kinh tế thị trường đều có cái giá của nó, vấn đề là giá phải trả cao hay thấp mà thôi.
Giãn tiến độ IPO có nghĩa là làm chậm tiến độ cổ phần hóa - hạn chế "cung" để cứu giá chứng khoán, mang tính tình thế, nhưng lại làm chậm tiến độ thực hiện một chủ trương lớn, một giải pháp có tính chiến lược nhằm tạo lập các thị trường, hình thành và hoàn thiện thể chế thị trường.
Hạn chế việc phát hành bổ sung cổ phiếu của các công ty niêm yết cũng sẽ hạn chế việc huy động vốn của các công ty này trên thị trường chứng khoán thông qua thu hút dài hạn - mục tiêu chính của thị trường chứng khoán. Đành rằng có một số công ty niêm yết có những hạn chế, bất cập trong việc sử dụng lượng huy động trên thị trường chứng khoán, đầu tư kém hiệu quả, phân tán ra quá nhiều hoạt động ngoài hoạt động chính, thậm chí lại dùng để đầu tư tài chính mà doanh nghiệp thiếu tính chuyên nghiệp và rất dễ bị rủi ro,... Nhưng nếu việc "cứu giá" phần lớn cũng nhằm vào hơn 300 nghìn nhà đầu tư, trong số này có tới gần ba phần tư là nhà đầu tư cá nhân, trong đó có không ít nhà đầu tư ngắn hạn, nhỏ lẻ, đầu cơ, thậm chí có tính chất "đánh bạc", làm cho lượng vốn hóa thị trường thì lớn, nhưng chỉ chạy vòng ngoài trên thị trường giữa các nhà đầu tư với nhau.
Nới lỏng các điều kiện của Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước về thực chất là tăng lượng tiền tệ cho các nhà đầu tư để đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhằm kiềm sự rớt xuống và đưa chỉ số giá chứng khoán tăng lên, giữ các nhà đầu tư ở lại hoặc thu hút các nhà đầu tư mới vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc nới lỏng các điều kiện theo Chỉ thị 03 cũng đồng nghĩa với việc tăng lượng tiền đồng ra lưu thông. Lúc đầu tưởng rằng nhà đầu tư sẽ đổ vào thị trường chứng khoán, nhưng các kênh đầu tư trong kinh tế thị trường nối với nhau chẳng khác gì các "bình thông nhau". Khi giá chứng khoán tăng thì các nhà đầu tư dồn vào chứng khoán. Khi giá chứng khoán giảm hoặc đứng lâu và các thị trường khác nóng lên, thì lượng tiền đó sẽ lại được rút ra để chuyển sang thị trường khác, như vàng, địa ốc chẳng hạn và cũng là một trong những yếu tố làm cho giá tiêu dùng tăng cao.
Đưa tiền ra mua ngoại tệ cũng sẽ lại làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên, tạo sức ép tăng giá tiêu dùng, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán - dịp mà nhu cầu tiêu dùng tăng vọt, lớn gấp nhiều lần các tháng khác trong năm. Còn việc hút tiền về nếu lãi suất huy động không hấp dẫn thì sẽ lặp lại tình trạng của năm trước là tiền hút về chậm, thậm chí có những đợt đấu giá trái phiếu thất bại do lãi suất không hấp dẫn.
Chính vì những vấn đề trên mà có thể áp dụng giải pháp bán cổ phần bằng ngoại tệ. Giải pháp "nhất cử tam tứ tiện" thể hiện trên các mặt sau.
Thứ nhất, sẽ có tác động thu hút lượng ngoại tệ đang chảy mạnh vào nước ta. Lượng ngoại tệ năm trước vào nước ta khá lớn và tăng mạnh từ các nguồn, vào dịp này tiếp tục tăng và có khả năng cả năm nay sẽ đạt kỷ lục mới so với kỷ lục đạt được trong năm trước. Như vậy, nếu phát hành cổ phiếu bằng ngoại tệ sẽ tạo điều kiện để cho lượng ngoại tệ từ các kênh vào nước ta nhiều hơn, thuận lợi hơn, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Trong điều kiện việc "mở room" cho nhà đầu tư nước ngoài còn đang phải cân nhắc cẩn trọng hơn thì việc bán cổ phần bằng ngoại tệ sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư gián tiếp đầu tư thuận lợi, nhanh chóng không phải "đi đường vòng", rồi còn rủi ro tỷ giá...
Thứ hai, không chỉ các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, mà ngay cả các nhà đầu tư trong nước cũng sẽ có điều kiện thuận lợi, nhanh chóng mua cổ phiếu bằng ngoại tệ, vừa thu hút được nguồn vốn đầu tư, vừa tránh để một lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, tạo sức ép giảm tỷ giá VND/USD. Nhà nước cũng không phải đưa ra một lượng tiền lớn mua USD để ổn định tỷ giá VND/USD. Đối với Việt Nam, do tình trạng đô-la hóa, nên bản thân USD cũng tạo sức ép tăng giá tiêu dùng, bởi trên thị trường cũng còn tình trạng thanh toán trực tiếp bằng ngoại tệ.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước không phải đưa một lượng lớn tiền đồng ra mua ngoại tệ, tạo sức ép lạm phát như đã xảy ra trong năm trước.
Thứ tư, đối với một số doanh nghiệp niêm yết hoặc OTC thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc phải nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, thiết bị dụng cụ phụ tùng, thì việc phát hành cổ phiếu bằng ngoại tệ sẽ có ý nghĩa trực tiếp, nhanh chóng, thuận lợi, ít gặp rủi ro về tỷ giá