BMSC

http://www.bmsc.com.vn


Cả châu Á chấn động vì xuất khẩu suy giảm

Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt nhờ xuất khẩu của châu Á dường như đang đi đến hồi kết

Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt nhờ xuất khẩu của châu Á dường như đang đi đến hồi kết.

Toyota dự kiến sẽ thua lỗ lần đầu tiên trong lịch sử 71 năm hoạt động so đồng yên tăng giá quá nhanh.
 

Chủ tịch của Toyota – ông Katsuaki Watanabe nhận xét tình hình đang ngày một khó khăn, những vấn đề hiện nay sẽ còn kéo dài lâu hơn và gây hậu quả nghiêm trọng hơn.

 Điều này cho thấy sự chấm dứt của thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt nhờ xuất khẩu - một thời là lực đẩy tăng trưởng cho nhiều nước châu Á.

 Trên thực tế, đến cả tập đoàn hàng đầu của nước này là Toyota cũng dự kiến thông báo thua lỗ do đồng yên tăng giá và nhu cầu suy giảm là ví dụ điển hình cho thấy những công ty lớn nhất và thu nhiều lợi nhuận nhất thế giới đang chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu như thế nào.

 Xuất khẩu suy giảm không là vấn đề của riêng Nhật mà là của cả châu Á, hết nước này đến nước khác thông báo những con số tệ hại hơn rất nhiều so với dự đoán của kể cả những chuyên gia bi quan nhất.

 Mới đây, Thái Lan thông báo xuất khẩu tháng 11/2008 giảm gần 19%, mức cao nhất trong 17 năm. Đài Loan cũng công bố xuất khẩu giảm 23% trong tháng 11/2008.

 Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 11/2008 giảm mạnh nhất trong 7 năm – đây là tín hiệu không mấy tốt đẹp đối với toàn châu Á bởi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn cho nhiều nước láng giềng. Theo Bộ Tài Chính Nhật, lượng hàng xuất từ Nhật sang Trung Quốc giảm 25%, mức hạ sâu nhất trong 13 năm.

 Khoảng 50% thương mại Trung Quốc là gia công sản phẩm – mua lại hàng bán dẫn và linh kiện, phụ tùng từ Nhật, Hàn Quốc, và nhiều nước láng giềng và sau đó lắp đặt với chi phí giá rẻ cho những công ty như Sony, Panasonic và Samsung. Trung Quốc.

 Nhật đã chính thức bước vào suy thoái do những mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế Mỹ, chính phủ đã cắt giảm lãi suất va kích thích tiêu dùng trong nỗ lực làm giảm tác động của suy thoái. Toyota là dấu hiệu mới nhất cho thấy thương mại toàn cầu nhiều khả năng sẽ suy giảm lần đầu tiên từ năm 1982 – đúng theo dự báo của Ngân hàng Thế giới.

 Năm ngoái, lợi nhuận của Toyota là hơn 25 tỷ USD, thành công của Toyota đến từ những bước tiến với dòng xe tiết kiệm nhiên liệu.

 Chủ tịch Toyota công bố dự báo đầy u ám về công ty bởi theo ông thị trường hiện đang trải qua thời kỳ nhu cầu người tiêu dùng đi xuống và đồng yên tăng giá nhanh hiếm thấy.

 Tại Mỹ, Toyota trì hoãn mở nhà máy mới sản xuất xe Prius và giảm bớt phần nào việc sản xuất xe Tundra tại Texas. Toyota cũng đã công bố quyết định tương tự tại châu Âu, châu Phi và Trung Quốc.

 Arập Saudi dự báo doanh số xuất khẩu các sản phẩm kim loại, hàng điện tử và thiết bị công nghiệp có thể giảm tới 30% trong năm 2009 sau khi tăng 21% năm 2007.

 Tại Ấn Độ, lượng xuất khẩu phụ tùng ô tô đã từng được dự đoán tăng trưởng 20% trong năm tài khoá 2008. Mọi dự đoán đã đảo ngược, xuất khẩu phụ tùng ô tô giảm lần đầu tiên trong 3 thập kỷ.

 Tại Thuỵ Sỹ, ngành đồng hồ xa xỉ của nước này cũng chịu tác đông mạnh, lượng xuất khẩu hạ 19% trong tháng 11/2008. Doanh số của những chiếc đồng hồ trị giá vài chục nghìn USD hay đồng hồ nhựa rẻ tiền đều giảm mạnh.

 Khủng hoảng của ngành xuất khẩu Nhật trầm trọng hơn rất nhiều bởi đồng yên tăng giá lên mức cao nhất trong 13 năm so với USD.

 Năm 2008, đồng yên đã tăng giá khoảng 24% so với USD bởi kinh tế Mỹ ở trong tình trạng cực kỳ khó khăn. Đồng yên lên giá khiến hàng xuất khẩu Nhật trở nên đắt đỏ hơn, sức cạnh tranh tại thị trường nước ngoài giảm.

 Ngọc Diệp
Theo Washington Post

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây