BMSC

http://www.bmsc.com.vn


Cần khuyến khích dòng vốn chảy vào TTCK

Tăng cung đồng thời với biện pháp kích cầu là một trong những giải pháp phát triển thị trường năm 2008 được UBCKNN đưa ra. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi đầu năm với ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Nhà đầu tư tài chính (Vafi) về một số vấn đề nhằm khuyến khích dòng vốn chảy mạnh hơn vào TTCK.

Vốn ngoại, khuyến khích thế nào?

- Thưa ông, một trong những biện pháp kích cầu sẽ được thực hiện trong năm 2008 là khuyến khích hơn nữa dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào VN. Vậy theo ông, làm thế nào để khơi thông mạnh hơn dòng vốn này?

- Theo tôi, phải tăng tính hấp dẫn của thị trường bằng cách làm hàng hóa phong phú hơn. Một trong những biện pháp cần được chú ý là thúc đẩy các NH lên niêm yết. CP của các NH luôn giành được sự quan tâm đặc biệt trong danh mục đầu tư của các định chế tài chính nước ngoài.

Hiện tại thị trường niêm yết mới có 2 CP NH, theo tôi nếu có thêm 4-5 NH nữa sẽ sôi động hơn rất nhiều. Ngoài ra, cũng cần tạo cơ hội cho NĐTNN tham gia hơn nữa vào khu vực NH bằng cách kiến nghị CP tăng tỉ lệ sở hữu của nhóm này lên thêm từ 5-7%.

Thực tế, tỉ lệ sở hữu 35-37% trong khu vực NH không có sự khác biệt lớn nào so với tỉ lệ 30%. Hiện tại cơ cấu sở hữu trong tổng số 30% cũng đã phần lớn nằm trong tay các NĐT chiến lược. Do đó các CP NH trên thị trường hầu như không có giao dịch đối với khối NĐTNN. Việc nâng tỉ lệ sở hữu lên đồng nghĩa với việc tăng tỉ lệ huy động vốn từ nguồn vốn ngoại, đồng thời tăng cổ đông tổ chức trong các NHTM.

- Hiện UBCKNN đang dự thảo thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực CK. Với phương pháp giao dịch này, liệu NĐTNN ngoài biên giới có thuận lợi hơn trong việc tham gia TTCKVN?

- Việc giao dịch CK online là một thông lệ quốc tế và là phương thức tiên tiến, ít tốn kém nhất. Theo tôi, trong cơ chế giao dịch điện tử phải làm sao để thủ tục gia nhập thị trường của NĐTNN ngoài biên giới đơn giản hơn, theo thông lệ quốc tế. Hiện tại NĐTNN muốn tham gia giao dịch tại thị trường VN phải vào VN mở tài khoản, chứ chưa cho mở tài khoản online.

Ngoài ra, còn liên quan đến vấn đề đặt lệnh giao dịch, chuyển tiền... Hiện các giao dịch trực tuyến của CTCK nói đúng nghĩa vẫn là phương pháp bán tự động. Nếu kênh giao dịch điện tử được hoàn chỉnh, an toàn thì NĐTNN không nhất thiết phải vào VN mới có thể tham gia thị trường. Điều này sẽ hứa hẹn sự gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn gián tiếp.

- Liên quan đến vấn đề xác định tỉ lệ sở hữu, hiện vẫn còn nhiều băn khoăn trong việc xác định thế nào là NĐTNN. Với những DN, Cty đầu tư được thành lập tại VN, nhưng 100% vốn nước ngoài thì có được coi là NĐTTN hay không?

- Việc xác định tiêu chí thế nào là NĐNN, NĐTTN cũng cần linh hoạt theo hướng khuyến khích dòng vốn đầu tư dài hạn của NĐTNN tại VN. Nên có những biện pháp khuyến khích thành lập các Cty đầu tư, quỹ đầu tư, Cty quản lý quỹ tại VN, theo pháp luật VN và nên coi họ như NĐTTN. Thực ra đây là thông lệ tại hầu hết các nước. Theo tôi, nếu mở cách này sẽ khuyến khích dòng vốn nước ngoài vào nhiều hơn và bền vững hơn. Khi họ thành lập DN tại chỗ tức là cam kết đầu tư dài hạn.

Vốn nội, cần hướng vào phát triển


- Thị trường vốn năm 2007 đã chứng kiến tiềm năng rất lớn của nguồn vốn nhàn rỗi. Tuy nhiên, hiện tại một phần rất lớn của luồng vốn này đang tập trung vào hoạt động đầu cơ BĐS. Theo ông, hoạt động này ảnh hưởng tới thị trường vốn như thế nào?

- Thực tế các nước đều cho thấy cần có những chính sách để điều khiển luồng vốn chảy vào những nơi cần thiết, có lợi cho nền kinh tế. Hoạt động đầu cơ đất đai như vừa qua cần được kiểm soát.

Tôi cho rằng đã đến lúc phải nhanh chóng cho ra đời Luật Thuế tài sản. Đây là luật thuế kiểm soát hoạt động đầu cơ đất đai, đảm bảo phát triển ổn định thị trường BĐS và điều chỉnh dòng vốn nhàn rỗi đi vào sản xuất kinh doanh, vào TTCK chứ không tạo thành làn sóng đầu cơ đất.
 
Chẳng hạn với nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, lãi suất tiết kiệm được duy trì mức thấp trong khi thuế kinh doanh BĐS rất cao, từ đó đẩy luồng vốn vào TTCK. Hiện tại ở VN, các luồng vốn vẫn chưa được khuyến khích chảy vào TTCK.

- Năm 2008 được dự báo sẽ có nhiều đợt IPO khổng lồ. Từ trường hợp Vietcombank, theo ông liệu có khả năng thị trường bị ngập lụt bởi lượng cung quá lớn không?

- Tôi cho rằng, việc IPO những DN lớn là tạo thêm hàng hóa chất lượng cho thị trường. Điều quan trọng là nên có những cách thức mới trong việc IPO để vừa đảm bảo cam kết với giới đầu tư, vừa để các đợt IPO lớn ổn định hơn và không tạo ra sức ép về cung hàng hóa cho thị trường trong từng thời điểm.

Chẳng hạn với kinh nghiệm của Vietcombank, quy trình CPH có thể thay đổi: Trước hết để tạo giá đàm phán đối tác chiến lược, có thể đấu giá khoảng 2-3% cho riêng NĐTNN, sau đó bán cho đối tác chiến lược và sau cùng mới đến NĐTTN. Lúc đó giá tham chiếu rất ổn định và có cơ sở. Thậm chí, nếu thị trường có chiều hướng xấu, có thể chuyển thành CTCP trước rồi chờ khi thị trường tốt mới thực hiện IPO. Nhìn chung, có nhiều biện pháp dễ thực hiện IPO mà không ảnh hưởng sốc đến cung cầu.

- Xin cảm ơn ông.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây