Cổ phiếu của CTCK có còn hấp dẫn?
- Thứ sáu - 11/04/2008 09:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phụ thuộc thị trường
Báo cáo tài chính năm 2007 của nhiều CTCK cho thấy kết quả không mấy khả quan, khi mà phần lớn công ty có mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu khiêm tốn (xem bảng).
Ước tính, đối với một CTCK có 50 nhân viên, 2 điểm hoạt động thì mỗi tháng, CTCK phải chi gần 1 tỷ đồng. Nếu tính mức phí mà CTCK thực nhận từ hoạt động môi giới là 0,1% thì tổng giá trị giao dịch của NĐT tại CTCK sẽ phải đạt 1.000 tỷ đồng/tháng mới đủ bù đắp chi phí. Nếu TTCK không tốt lên, không cần tính đến những thiệt hại do hoạt động tự doanh thì thua lỗ cho các CTCK cũng là rất lớn. Thực tế, một số CTCK có những ngày giá trị giao dịch của NĐT chỉ đạt... 10 triệu đồng, mức phí thu được không đủ để trả lương cho 1 nhân viên.
Trong khi đó, nghiệp vụ tự doanh cũng không mấy khả quan. Giám đốc CTCK trực thuộc ngân hàng cho biết, giai đoạn vừa rồi là cơ hội tốt để tái cơ cấu danh mục nhưng công ty vẫn không dám làm. Bởi nếu bán ra thì khoản lỗ sẽ bị hạch toán trong báo cáo kinh doanh, trong khi ngân hàng mẹ lại là công ty đại chúng, nên thà để công ty không có lãi nhiều trong các năm sau chứ nhất định không để một năm thua lỗ. Thực tế, đây cũng là tình trạng chung của không ít CTCK là công ty đại chúng hoặc là CTCK trực thuộc một công ty đại chúng khác. Với cách hạch toán như hiện tại, các khoản lỗ chỉ được coi là lỗ khi thực sự bán ra, do đó nhiều CTCK đã chấp nhận “nằm im” để tránh mang tiếng.
CTCK sống nhờ đâu?
Hoạt động cầm cố chứng khoán. Khoảng 6 - 10% lợi nhuận được các tổ chức cung ứng vốn chia trở lại cho CTCK trong tổng lợi nhuận thu về từ hoạt động này. Như vậy, nếu một CTCK có nghiệp vụ môi giới phát triển, dù tính mức phí không quá cao thì cơ hội kiếm lời từ hai nghiệp vụ bổ sung cũng rất đáng kể.
Một trong những "mánh" mà một số CTCK áp dụng để tạo mức sinh lời lớn là mua tận gốc. Có CTCK đã chia sẻ rằng, trong quá trình làm tư vấn niêm yết, tư vấn đấu giá cho doanh nghiệp, công ty phát hiện doanh nghiệp hoạt động tốt... Vậy là, công ty chấp nhận hy sinh phí tư vấn, chuyển hợp đồng tư vấn qua một CTCK khác để được đầu tư. Hơn nữa, công ty có “đóng góp” tốt cho doanh nghiệp còn có thể mua được giá rẻ hơn thực tế. Lên sàn, giá chứng khoán lên cao, lãi lớn mà không phạm luật!
Trong bối cảnh các CTCK gặp khó khăn vì yếu tố thị trường, hạn chế trong cơ chế, chính sách... thì cổ phiếu của loại công ty này cũng mất dần tính hấp dẫn. Một năm về trước, nhiều CTCK vừa mới thành lập, chưa đi vào hoạt động nhưng cổ phiếu của công ty có thể bán được với giá gấp 5-7 lần mệnh giá; một số CTCK niêm yết như BVS, SSI có giá cổ phiếu giao dịch trên 20 lần mệnh giá (BVS có lúc chạm ngưỡng 60 lần mệnh giá). Đến thời điểm này, dù lợi nhuận của các CTCK hàng đầu chưa có dấu hiệu suy giảm, nhưng giá cổ phiếu đã giảm rất mạnh, khoảng trên 50%. Cổ phiếu của nhiều CTCK chưa niêm yết có giá phổ biến ở đầu 1x, 2x, thay vì tối thiểu 4x của nửa năm trước đây. Đã qua mất thời cổ phiếu của CTCK được ví như "máy in tiền", ngày nay, người ta nhìn tương lai của CTCK bằng sự dè dặt và thận trọng.
Một số chỉ tiêu tài chính năm 2007(Nguồn : HASTC)
STT |
CTCK |
LN trước thuế (tỷ đồng) |
EPS (đồng) |
Tỷ suất LN/ vốn CSH (%) |
1 |
Đệ Nhất |
48,139 |
3.205 |
32,12 |
2 |
Rồng Việt |
59,336 |
1.438 |
12,49 |
3 |
Tân Việt |
3,495 |
- |
4,47 |
4 |
Phú Gia |
0,446 |
- |
1% |
5 |
Gia Quyền |
0,155 |
8,19 |
0,16 |
6 |
Việt Tín |
0,125 |
18,0 |
0,18 |
7 |
VPBank |
39,498 |
- |
5,38 |
8 |
An Bình |
59,985 |
- |
15,42 |
9 |
FPTS |
12,405 |
0,37 |
1,99 |
10 |
Hà Nội |
1,109 |
- |
1,58% |
11 |
Morgan Stanley Hướng Việt |
1,171 |
- |
3,46% |
12 |
DN nhỏ và vừa (SMEC) |
7,104 |
1.392,9 |
13,93 |
13 |
Đại Việt |
80,098 |
3,204 |
17,06 |
14 |
ACBS |
411,873 |
- |
- |
15 |
Nam Việt |
-1,573 |
- |
-10,90% |
16 |
Tràng An |
2,878 |
- |
1,49% |