Coi chừng phản ứng ngược
- Thứ tư - 21/05/2008 08:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Còn diễn biến của TTCK Việt Nam lại hoàn toàn toàn khác, chủ yếu dựa vào cầu ngoại. Sức cầu của nhà đầu tư trong nước dường như đã đuối bởi nhiều lý do, trong đó lý do chính là chờ đợi cơ quan quản lý đưa ra những động thái hỗ trợ thị trường rồi mới quyết định đầu tư.
Tôi cho rằng, TTCK Việt Nam muốn phát triển ổn định phải xuất phát từ nguồn lực trong nước. Cầu trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố tăng trưởng kinh tế như kinh tế vĩ mô phải ổn định; các DN hoạt động SXKD thu lại lợi nhuận cao; nhà đầu tư có cơ sở dựa vào những tiêu chí hoạt động DN để đầu tư, cũng như tạo lòng tin của nhà đầu tư đối với TTCK. Do đó, trong ngắn hạn, sự biến động của thị trường trong thời điểm hiện nay chỉ mang tính nhất thời và không có thể phục hồi trở lại một cách nhanh chóng. Những bước đi của cơ quan quản lý được nhà đầu tư đầu tư kỳ vọng nhất là phải ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái theo chiều hướng có lợi cho xuất khẩu, lãi suất phải được điều chỉnh. Ngoài ra, còn có một số hỗ trợ cho TTCK như: UBCKNN nên đưa ra biên độ lệch chẳng hạn như biên độ âm thì nhỏ, biên độ dương thì lớn; NHNN nên xem xét lại khả năng cho vay vốn kinh doanh chứng khoán theo các thông lệ quốc tế chứ không đưa ra hạn mức tín dụng như hiện nay (với điều kiện NHNN phải kiểm soát tốt năng lực quản lý rủi ro của NHTM).
Các cơ quan chức năng cần tìm mọi cách để hỗ trợ TTCK, nhưng không nên quá vội vàng khi đưa ra giải pháp mà đôi khi có phản ứng ngược. Cần có thời gian để kinh tế vĩ mô ổn định mới có thể có những bước tiến về TTCK.