BMSC

http://www.bmsc.com.vn


Doanh nghiệp thực thi giải pháp cứu chứng khoán

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một loạt biện pháp nhằm ổn định TTCK. Nhiều DN cũng như các chuyên gia CK bày tỏ sự đồng tình rằng những biện pháp đưa ra rất cầàn thiết và là “liều thuốc nhanh” cho TTCK hiện nay.

Ra tay mua CP quỹ

Trong các biện pháp bình ổn TTCK, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép các DN mua lại CP của chính DN đã phát hành ra thị trường và không bị hạn chế việc tăng vốn điều lệ theo quy định hiện hành. Ngay hôm qua 26-3, Sacombank cho biết đã chính thức gửi văn bản lên UBCKNN xin được mua CP STB để làm CP quỹ với mức từ 3-5% vốn điều lệ lấy từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại. Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho rằng UBCKNN cũng nên cho phép các DN có một mức CP quỹ này tương ứng với vốn điều lệ để có thể can thiệp kịp thời lúc khan hiếm giả tạo và dư thừa giả tạo.
Hôm qua, CTCP SXTM Dịch vụ Phú Phong (PPG) đã công bố mua lại 80.000 CP PPG 
để làm CP quỹ từ ngày 31-3 đến 30-6-2008. Được biết, mục đích của việc mua lại CP này là nhằm bình ổn giá CP trên thị trường với nguồn vốn lấy từ thặng dư vốn và lợi nhuận để lại. HASTC cũng vừa thông báo ông Nguyễn Tiến Dũng, đại diện PVFC, sẽ mua vào 1 triệu CP PVI làm CP quỹ, với mục đích cơ cấu lại danh mục đầu tư. Số lượng CP giữ trước khi thực hiện giao dịch của PVFC là 3,54 triệu CP, sau khi giao dịch số CP PVFC sẽ nắm giữ là 4,54 triệu CP. Nhiều DN cho rằng UBCKNN, Bộ Tài chính, cơ quan thuế, thanh tra cũng nên có quy định rõ ràng cho DN trong việc mua CP quỹ để tránh khi mua xong DN có nhu cầu thanh khoản không xử lý được. UBCKNN, chưa kể lợi tức phát sinh từ CP quỹ phải được tính thuế như thế nào.
Cần cơ chế rõ ràng
 
Để tránh tình trạng thời gian gần đây hàng loạt các CTCK, các NH xả hàng là những CP giải chấp càng làm xấu thị trường hơn, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao các NHNN chỉ đạo các NHTM nhà nước và vận động các NHTM CP quyết định chưa giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo CK, cho vay tái chiết khấu lãi suất 9% khi NHTM thiếu thanh khoản tạm thời mà không phải đi vay các kênh khác với mức lãi suất 9%.
Ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc ACB, cho rằng chủ trương này rất đúng nhưng phải có kế hoạch cụ thể, yêu cầu các cơ quan ban ngành triển khai các yêu cầu thực tế. Trong đó quy định NHNN nên làm gì, NHTM phải làm gì, chứ nếu chỉ kêu gọi, vận động thì khi rủi ro xảy ra NHTM chịu chứ NHNN không chịu. Thực tế, UBCKNN đã kêu gọi giao dịch thỏa thuận với NH để bán CK thu nợ từ mấy ngày trước nhưng không có người đứng ra thực hiện. Hiện nay, NH vẫn ở trong tình thế nếu giá giảm mà không bán đúng theo quy định thì chính khách hàng đổ thừa NH để giá thấp mới bán để thu nợ, dẫn đến thiệt hại cho khách hàng.
Theo ông Đào Hồng Châu, Phó Tổng giám đốc Eximbank, NĐT vay NH đầu tư CP, mà giá trị CP rớt xuống chỉ còn 90% giá trị vay thôi, NĐT thiếu NH 10% thì rõ ràng nếu không bán thì những khoản lỗ đó Chính phủ, NHNN có bù cho người đi vay không? Vấn đề này rất khó thực hiện ở TTCK - nơi mang tính chất thị trường, tiền bạc phải sòng phẳng, có lời có lỗ. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho biết đợt xả hàng vừa rồi chủ yếu là các NH quốc doanh tham gia cho vay sau này. Vì vậy, việc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chắc chắn sẽ có tác dụng đối với các NH quốc doanh. Riêng đối với các NHTM CP  nếu quản lý chuẩn mực tốt thì trong đợt hàng vừa qua đều phải thận trọng, trừ những NH nhỏ.

Theo các chuyên gia, chính Nhà nước cũng nhận thấy nguồn cung trong thời điểm này là nguồn xả hàng do repo CK của các NH, CTCK. Nếu thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính sẽ khó thực hiện được nhưng rõ ràng sự kêu gọi, vận động của Chính phủ sẽ buộc các NH tính lại việc chủ động thanh lý CP, xem xét phương án bán ra, trong đó không đánh đồng hết tất cả các loại CP mà sẽ gạn lọc, trong đó có những CK có thể không nhất thiết thanh lý trong điều kiện hiện nay.

Được biết, hôm qua NHNN đã họp với các NH quốc doanh để bàn về việc hạn chế tình trạng bán tháo các CP giải chấp góp phần ổn định TTCK

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây