HASTC-Index tăng sau 5 phiên giảm liên tiếp
- Thứ sáu - 06/02/2009 14:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
![]() |
Những thông tin tốt trên thị trường chứng khoán thế giới đã tác động tốt tới tâm lý của nhà đầu tư trên sàn Hà Nội sáng nay. Mở đầu phiên, HASTC-Index vẫn tiếp tục đà suy giảm tuy nhiên chỉ giảm nhẹ trong vòng 20 phút đầu tiên. Sau đó, chỉ số này đã quay đầu đi lên, với rất nhiều mã tăng điểm. Các cổ phiếu “họ” Sông Đà và Vinaconex đóng vai trò đầu tàu kéo chỉ số HASTC-Index đi lên. Như vậy, sau 5 phiên giảm liên tiếp, sàn Hà Nội mới có một phiên đảo chiều trở lại.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/02/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 92,66 điểm, tăng 2,45 điểm (tương đương tăng 2,72%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 4.206.900 đơn vị, giảm 2,05% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 83,03 tỷ đồng, tăng 2,61%.
Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 2 cổ phiếu là SD9 và BCC, với tổng khối lượng giao dịch là 18.000 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 299 triệu đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch hôm nay đạt 4.224.900 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch đạt 83,33 tỷ đồng.
Trong phiên này, có tổng cộng 7.006 lệnh mua với tổng khối lượng là 7.712.600 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 4.846 với tổng khối lượng bán là 5.726.400 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là ACB, KLS, VSP với khối lượng đặt tương ứng là 1.242.600, 736.100, 486.000 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là ACB, KLS, VSP với khối lượng đặt tương ứng là 936.600, 441.300, 367.100 đơn vị.
Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là ACB, KLS, VSP với khối lượng đặt tương ứng là 306.000, 294.800, 118.900 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là HBE, TLC, TV4 với khối lượng đặt tương ứng là 14.800, 12.700, 11.300 đơn vị.
Trong số 174 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 90 mã tăng giá, 17 mã đứng giá tham chiếu, 44 mã giảm giá, và 23 mã không có giao dịch. Trong đó có 4 mã tăng trần là DHI, NST, SJC, ONE, và 3 mã giảm sàn là CID, MIC, VTL. Đáng chú ý về cuối phiên, có 3 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn là CID, LTC, VTL và 15 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 5 mã tăng giá, 3 mã giảm giá và 2 mã đứng giá tham chiếu.
Cụ thể, VNR tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tăng 5,34%), đạt 29.600 đồng với 108.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC tăng 600 đồng/cổ phiếu (tăng 5,77%), đạt 11.000 đồng với 289.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS tăng 500 đồng/cổ phiếu (tăng 1,88%), đạt 27.100 đồng với 191.400 cổ phiếu được giao dịch thành công. BTS tăng 400 đồng/cổ phiếu (tăng 4,08%), đạt 10.200 đồng với 83.200 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI tăng 300 đồng/cổ phiếu (tăng 1,24%), đạt 24.400 đồng với 57.400 cổ phiếu được giao dịch thành công.
Mã TBC giữ nguyên mức giá tham chiếu là 13.400 đồng, với 313.000 cổ phiếu được giao dịch thành công. VCG cũng giữ nguyên ở mức giá 14.300 đồng, với 101.000 cổ phiếu được giao dịch thành công.
Trong khi đó, BVS giảm 400 đồng/cổ phiếu (giảm 2,33%), xuống 16.800 đồng với 170.800 cổ phiếu được giao dịch thành công. KBC giảm 500 đồng/cổ phiếu (giảm 1,34%), xuống 36.800 đồng với 55.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. ACB giảm 200 đồng/cổ phiếu (giảm 0,76%), xuống 26.000 đồng, dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với 741.800 cổ phiếu được giao dịch thành công.
Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là SJC đạt 15.500 đồng/cổ phiếu, tăng 1.000 đồng (tương đương 6,90%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 200 cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là MIC khi tụt xuống mức 27.600 đồng/cổ phiếu, giảm 2.000 đồng (tương đương 6,76%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 15 nghìn cổ phiếu. Đây cũng là mã có mức giảm tuyệt đối mạnh nhất. Trong khi, VTS là cổ phiếu tăng tuyết đối mạnh nhất khi tăng 2.100 đồng lên mức 38.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 30 nghìn cổ phiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 15 mã với tổng khối lượng là 222.300 cổ phiếu và bán ra 7 mã với tổng khối lượng là 179.000 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là VNR khi mua vào 95.200 đơn vị, chiếm 87,58% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là BCC, PVS, SD7, BVS với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 56.400, 38.800, 10.500, 7.100 cổ phiếu.
Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là BVS với 73.100 cổ phiếu, chiếm 42,80% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là KBC, BTS, BCC, THT với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 39.900, 30.000, 20.000, 10.000 cổ phiếu.
|