Minh bạch và thiếu minh bạch
- Thứ hai - 07/10/2013 23:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này

Việc minh bạch các vấn đề pháp lý là điều quan trọng mang tính quyết định đối với các nguồn vốn nước ngoài.
Trên thị trường quốc tế, để huy động vốn của NĐT nước ngoài bắt buộc phải minh bạch, rõ ràng mới mong thuyết phục NĐT bỏ vốn làm ăn. Hiện Việt Nam đã ký kết Phụ lục A, tham gia khá đầy đủ Biên bản ghi nhớ đa phương (MMoU) của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO).
Đây là một thành công lớn của chứng khoán Việt Nam, góp phần vào việc hội nhập sâu vào thị trường vốn quốc tế. Qua đó, góp phần nâng cao danh tiếng, uy tín của thị trường vốn Việt Nam với NĐT quốc tế.
Bắt buộc minh bạch
Trong bối cảnh các giao dịchgiới ngày càng tăng như hiện nay, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khó có thể lường trước đối với thị trường tài chính. Vì vậy, việc minh bạch các vấn đề pháp lý là điều quan trọng mang tính quyết định đối với các nguồn vốn nước ngoài.
Đây cũng là những cố gắng, nỗ lực to lớn của UBCKNN trong suốt 2 năm qua, kể từ khi được chấp nhận tham gia vào Phụ lục B của MMoU. Mục tiêu quan trọng mà chứng khoán hướng đến nhằm hội nhập sâu rộng thế giới, nâng cao vị thế của thị trường vốn Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
IOSCO là hiệp hội ngành nghề quốc tế quan trọng cho sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý thị trường vốn. IOSCO là tổ chức định ra các tiêu chuẩn, các nguyên tắc quốc tế về quản lý, vận hành các thị trường chứng khoán thế giới. IOSCO đã phát triển rất mạnh và bao quát hầu hết các thị trường vốn trên thế giới, nên được Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhóm G20… công nhận.
Trước đây, khi chưa tham gia ký kết Phụ lục A thì thị trường chứng khoán Việt Nam bị xem là TTCK kém phát triển, khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ. Điều đó đã ảnh hưởng đến danh tiếng thị trường tài chính, bị đánh giá là thiếu minh bạch - đặc biệt khi số lượng thành viên tham gia đầy đủ MMoU ngày càng tăng.
Thậm chí, các nước G20 và Ủy ban Ổn định Tài chính sẽ xem xét đến việc một quốc gia đã ký MMoU hay chưa trước khi tiến hành đánh giá các chuẩn mực của quốc gia đó. Điều này có thể ảnh hưởng đến các quyết định về việc có đưa một quốc gia vào "danh sách đen (blacklist), khiến cho thị trường vốn quốc gia đó chịu bất lợi lớn trong con mắt các NĐT quốc tế.
Nhà đầu tư tài chính trong nước cũng sẽ gặp bất lợi khi đầu tư ra nước ngoài và đất nước gặp khó khăn trong quá trình hội nhập với thị trường vốn quốc tế.
Trong bối cảnh thị trường vốn toàn cầu có xu hướng hội nhập sâu rộng khiến các dòng vốn dịch chuyển liên tục giữa các nước với nhau, nên dịch vụ chứng khoánquốc gia cũng phải liên kết, mở rộng.
IOSCO đã thống nhất xây dựng một cơ chế phối hợp chung giữa các thành viên của mình nhằm đảm bảo một thị trường vốn thế giới minh bạch, hiệu quả và tin cậy. Mục tiêu tăng cường việc giám sát và hợp tác giám sát thị trường, trao đổi thông tin quản lý giữa các cơ quan quản lý chứng khoán của các nước thành viên trong hệ thống chứng khoán quốc tế.
Trong hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về chứng khoán cơ bản được hoàn thiện thì bên dưới, doanh nghiệp niêm yết vẫn còn che giấu thông tin bất lợi, làm báo cáo tài chính thiếu minh bạch, khiến NĐT mất niềm tin vào thị trường.
Vẫn thiếu minh bạch
Trên 2 sàn chứng khoán, NĐT nước ngoài cho rằng những doanh nghiệp làm ăn kinh doanh hiệu quả luôn minh bạch, rõ ràng thì luôn kín room. Số còn lại là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chưa tin tưởng vào mức độ công khai, rõ ràng cho lắm. Đây chính là lý do khiến NĐT chưa mấy tin tưởng vào các gương mặt niêm yết.
Mặc dù bản thân các doanh nghiệp niêm yết này vẫn muốn thu hút vốn thông qua TTCK để phát triển, nhưng chỉ tô vẽ, làm đẹp báo cáo tài chính để lấy tiền chứ không muốn minh bạch hoạt động của mình.
Chưa có doanh nghiệp nào cho cổ đông tham gia bàn bạc, thảo luận và cùng quyết định những định hướng phát triển mang tầm chiến lược của công ty. Cổ đông chỉ đến họp mang tính hình thức chứ không phải là chủ doanh nghiệp thực sự.
Một ví dụ điển hình là mới đây, Công ty Donasand đã xin ý kiến cổ đông dự kiến giảm 90% lợi nhuận so với kế hoạch vừa được ĐHCĐ thường niên thông qua cách đây 2 tháng. Công ty thông báo rằng nếu cổ đông không gửi phiếu về xem như đồng ý với phương án trên, còn nếu có gửi về phản đối thì cũng chẳng thể nào kiểm soát được. Điều đó khiến cổ đông vô cùng bức xúc, nhưngcổ phiếu vào thì đành ngậm đắng, nuốt cay.
Số công ty đại chúng khác lại không bao giờ công bố thông tin cho cổ đông biết làm ăn kinh doanh thế nào, lỗ, lãi ra sao nên họ chẳng biết đường nào mà lần. Các công ty này đã vi phạm nghiêm trọng quy định công bố thông tin, nhưng chẳng có cơ quan nào ra quyết định xử phạt hay buộc phải công bố thông tin cho cổ đông biết.
Các chủ doanh nghiệp lên sàn nhưng vẫn kinh doanh, làm ăn theo kiểu chụp giựt, vi phạm pháp luật khiến cổ đông chịu nhiều rủi ro. Và đó cũng là nhân tố khiến hàng hóa trên sàn chứng khoán hiện nay kém hấp dẫn NĐT chân chính.
Một yếu tố quan trọng nữa là năng lực, trình độ quản lý còn quá kém, nên chất lượng doanh nghiệp chưa thể thay đổi nhanh được. Trong khi đó, cơ quan quản lý, hỗ trợ thị trường phản ứng chậm và cứng nhắc. Vì vậy, chất lượng quản trị doanh nghiệp đi đôi với tính minh bạch mới có thể thu hút vốn này trở nên hiệu quả hơn đối với nền kinh tế.
Theo các chuyên gia chứng khoán, muốn phát triển tốt thị trường vốn cần phải thanh lọc những cái không lành mạnh, rồi nâng cao quy chế, siết chặt vấn đề minh bạch thông tin.
Một TTCK mà đã không có minh bạch thông tin thì chẳng thể gọi là TTCK lành mạnh. Từ thông tin trong doanh nghiệp đến thông tin trên TTCK đều rất cần minh bạch, cái gì cần phải công bố bắt buộc phải công bố. Tất cả phải chung sức, đồng lòng mới mong góp phần làm cho thị trường phát triển ổn định, bền vững.