BMSC

http://www.bmsc.com.vn


Sức ép đến gần

Lần đầu tiên một CTCK công khai đăng tải trên báo chí việc tìm đối tác chiến lược để bán cổ phần.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì DN hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán chịu khó khăn nhiều nhất.

Lần đầu tiên một CTCK công khai đăng tải trên báo chí việc tìm đối tác chiến lược để bán cổ phần. Đó là CTCK Gia Anh (được thành lập từ tháng 12/2006), cần bán đến 80% vốn điều lệ với giá gốc. "Lý lịch" đầu tiên được nhắc đến trong thông tin chào bán là vốn điều lệ nhỏ, bộ máy nhân sự gọn nhẹ, không có hoạt động tự doanh, mới đầu tư vào tài sản cố định khoảng 4 tỷ đồng.

Câu chuyện trên gợi lên điều gì? Thứ nhất, việc tìm kiếm đối tác chiến lược trước đây thường diễn ra âm thầm, lặng lẽ, chứ không công khai như trường hợp của Gia Anh. Điều đó cho thấy, tình hình thị trường khó khăn khiến nhu cầu mua bán, sáp nhập trong khối CTCK đang tăng lên, nhưng việc tìm được đối tác chiến lược hiện không hề dễ dàng.

Điều thứ hai có thể nhận thấy là nhu cầu về bán cổ phần tại các CTCK là có thật và không dễ bán. Giám đốc một công ty chuyên về mua bán DN cho biết, trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì DN hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán chịu khó khăn nhiều nhất. Vì thế, việc tìm đối tác để bán cổ phần là không dễ. Một trong những yêu cầu cơ bản mà người mua đặt ra là tình hình tài chính không quá xấu. Với vốn điều lệ ban đầu, CTCK đã đầu tư bao nhiêu vào tự doanh, vào hệ thống công nghệ và chi phí quản lý DN? Nếu càng ít tự doanh thì càng có lợi, khả năng bán được cổ phần lớn hơn. Vậy nhưng, không có nhiều CTCK đáp ứng được yêu cầu này, vì một trong những nguyên nhân đẩy họ đến chỗ khó khăn là do trót lún vào tự doanh.

Có một lối thoát cho việc bán cổ phần CTCK là tìm đến nhà ĐTNN. Tuy nhiên, các DN nước ngoài thường có nhu cầu mua cổ phần với số lượng lớn, nên quy định sở hữu tối đa 49% DN trong nước hiện nay là rào cản với họ. Trường hợp đối tác nước ngoài quyết tâm mua với số lượng lớn thì DN trong nước có thể phải "tái cấu trúc" cơ cấu sở hữu. Nghĩa là ngoài phần bán cho đối tác nước ngoài với tỷ lệ 49% thì cổ phần của CTCK sẽ được bán cho một DN khác trong nước. Sau đó, đối tác nước ngoài tiếp tục mua cổ phần của DN này và thực tế là nắm nhiều hơn 49% tại CTCK. Tuy nhiên, cách thức bán như trên diễn ra rất lâu do thủ tục rườm rà và tốn không ít chi phí.

Cách đây không lâu, CTCK ASEAN đã phải giải thể từ trong "trứng nước" (được cấp phép về nguyên tắc, chưa chính thức đi vào hoạt động) do các cổ đông sáng lập e ngại về khả năng tồn tại, phát triển. Mới đây, một CTCK có tên tuổi đã sa thải đến vài chục nhân viên tại chi nhánh TP. HCM. Trước khó khăn nêu trên, có thể nói, các CTCK có tình hình tài chính xấu đứng trước nguy cơ phá sản nhiều hơn là mua bán, sáp nhập.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây