BMSC

http://www.bmsc.com.vn


Thị trường lình sình : Chờ gỡ nút thắt Vietcombank?

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15.11, VN-Index vẫn tăng thêm 8,96, đứng mức 1.002,71 điểm. Nhóm CP liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính như STB, SSI đều có diễn biến giao dịch rất căng thẳng sau khi có những thông tin mới, chính thức liên quan đến kế hoạch phát hành ra công chúng của Vietcombank (VCB).

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15.11, VN-Index vẫn tăng thêm 8,96, đứng mức 1.002,71 điểm. Nhóm CP liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính như STB, SSI đều có diễn biến giao dịch rất căng thẳng sau khi có những thông tin mới, chính thức liên quan đến kế hoạch phát hành ra công chúng của Vietcombank (VCB).

Theo những kết luận chính thức của Chính phủ, VCB sẽ tiến hành IPO trong nước trước rồi mới thực hiện bán cho đối tác chiến lược nước ngoài căn cứ vào giá đấu bình quân. Đây có thể nói là kế hoạch đảo ngược khi trước đó VCB thông báo đàm phán với một số đối tác nước ngoài và thực hiện bán cho đối tác chiến lược trước. Thông tin về tiến trình đàm phán của VCB được giữ kín nhưng chính những thông tin không được kiểm chứng được tung ra khiến thị trường hoang mang, thậm chí đã có những trích dẫn hãng tin nước ngoài về mức giá chào rất khác biệt. Đặc biệt khi VCB phải hoãn kế hoạch công bố kết quả đàm phán khiến thị trường diễn giải thành những thông tin hết sức tiêu cực.

Việc thay đổi kế hoạch này sẽ dẫn đến nhiều kết luận trái ngược. Trước đây, giá mua của NĐT chiến lược nước ngoài được xem như thước đo để xác định giá đấu khi VCB thực hiện IPO, thậm chí mức giá đó có thể tác động đến giá CP của ngành tài chính, NH nói chung. Khi quy trình được đảo ngược, giá IPO bình quân sẽ quyết định giá bán cho NĐT chiến lược nước ngoài (theo quy định hiện tại là không thấp hơn giá đấu bình quân).

Như vậy, hiện tại NĐT chiến lược nước ngoài của VCB là tổ chức nào phải chờ đến sau khi IPO thành công. Theo nhận định của một số nhà phân tích, việc đảo ngược quy trình cũng là hợp lý trong thời điểm này. "Việc IPO trước sẽ tạo cơ sở để VCB đàm phán với NĐT chiến lược", ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Nhà đầu tư tài chính (Vafi), nhận xét.

Sẽ có "cuộc chiến" VCB?
Thị trường đã đón nhận thông tin thay đổi kế hoạch IPO VCB rất khác biệt. Theo một số NĐT có kinh nghiệm, khả năng thị trường niêm yết sẽ bị giằng co trước thời điểm đấu giá. "Với những "thế lực" muốn mua rẻ VCB, việc đầu tiên là phải "dìm" thị trường xuống bởi nếu "bà con" hưng phấn quá, giá đấu có thể trên trời" - một NĐT thâm niên cho biết.

Tuy nhiên, ý kiến khác lại nhận định khả năng giá đấu VCB bản thân nó sẽ không quá lạc quan vì ngay việc hoãn bán cho NĐT chiến lược nước ngoài và thay đổi kế hoạch CPH dường như tiềm ẩn điều gì đó không ổn. Nếu VCB được đối tác nước ngoài chào đón thì hình ảnh của VCB trong mắt NĐTTN cũng "lấp lánh" hơn nhiều. Ngoài ra, khi đó giá đấu IPO cũng sẽ được cộng thêm một phần giá trị của NĐT chiến lược nước ngoài với những cam kết và ràng buộc lâu dài với NH.

Tuy nhiên, từ góc độ phân tích, một số chuyên gia lại cảnh báo xu hướng "hình sự hoá" cuộc đấu giá VCB bằng cách nghĩ ra các kịch bản của các "thế lực" nào đó. Ông Lê Trung Thành. Phó trưởng bộ môn CK - Đại học Kinh tế quốc dân, cho rằng, không nên đánh giá quá mức cuộc đấu giá này vì thực tế suốt thời điểm tháng 10 vừa qua, thị trường bị ảnh hưởng chủ yếu bởi những thông tin không chính thức về VCB.

"VCB thực sự như thế nào từ các chỉ số tài chính cơ bản? Nếu như hệ thống NHTM trước đây, khi chỉ có 4 NHTM chiếm đến trên 70% thị phần tín dụng thì hiện tại rõ ràng thị phần của hệ thống các NHTMCP đang ngày càng lớn lên. Quan điểm cá nhân của tôi là hiện nay có nhiều NHTMCP có các chỉ số tài chính tốt hơn VCB. Hoạt động phát hành trái phiếu tăng vốn trước IPO cũng là yếu tố cần xem xét. Tôi cho rằng NĐT nên có cái nhìn bình tĩnh hơn để tránh những tác động không tốt đến thị trường", ông Thành nói.

Tuy nhiên, từ quan điểm ngược lại, ông Hải, Tổng Thư ký Vafi, lại cho rằng nên xem xét tới tiềm năng sau CPH của VCB: "Thực tế nhiều DNNN trước CPH không làm được bao nhiêu nhưng sau khi CPH lại tăng trưởng rất tốt. Đúng là hiện tại một số chỉ số cơ bản của VCB thấp hơn một số NHTMCP, nhưng VCB còn nhiều tiềm năng và lợi thế khác. Chẳng hạn tiềm năng bất động sản được hình thành qua một quá trình dài, mạng lưới rộng và đi kèm với đó là lợi thế về bất động sản, chi phí hoạt động sản xuất thấp...

Những tiềm năng này có thể được khai thác và phát huy sau khi CPH". Vậy thị trường sẽ bị tác động như thế nào từ việc IPO của VCB? Ông Quách Mạnh Hào, trưởng bộ phận phân tích của CTCK Thăng Long cho rằng, một quy luật đơn giản là mức cung nếu quá lớn thì giá cả sẽ bị tác động theo chiều hướng giảm.

Tuy nhiên cũng có ý kiến nhận định mức vốn sẽ IPO của VCB chỉ có 6,5%, tương đương khoảng 1.000 tỉ đồng, xấp xỉ quy mô giao dịch của một phiên trên thị trường niêm yết hiện tại. Do đó, nếu nói khả năng hút vốn thì tác động cũng không lớn mà chủ yếu sẽ là tác động tâm lý khi NĐT sử dụng mức giá IPO để làm mốc tham chiếu với các CP khác cùng ngành.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây