BMSC

http://www.bmsc.com.vn


Thương mại Việt – Úc dưới con mắt CEO ngân hàng ngoại

Tính đến năm 2012, Việt Nam là đối tác thương mại đứng thứ 15 của Úc và quốc gia này là đối tác thương mại thứ 13 của Việt Nam.
Thương mại Việt – Úc dưới con mắt CEO ngân hàng ngoại

Tính đến năm 2012, Việt Nam là đối tác thương mại đứng thứ 15 của Úc và quốc gia này là đối tác thương mại thứ 13 của Việt Nam.

 Úc đứng thứ 3 trong số những quốc gia có mức đóng góp cao nhất cho ngành du lịch Việt Nam, với mức chi tiêu của khách du lịch Úc trong năm 2012 lên tới 82,1 triệu USD. 

Quan hệ kinh tế, thương mại song phương Việt – Úc đến năm 2012 ghi nhận tổng giá trị thương mại hai chiều đạt trên 5 tỷ USD, tăng tới 150 lần so với hơn 20 năm trước. Tính đến năm 2012, Việt Nam là đối tác thương mại đứng thứ 15 của Úc và quốc gia này là đối tác thương mại thứ 13 của Việt Nam.

Dù không phải là nước có số lượng đầu tư đứng ở tốp đầu vào Việt Nam nhưng hiện cũng có nhiều DN mang quốc tịch Úc đang làm ăn hiệu quả tại Việt Nam như ANZ, chuỗi trường đại học quốc tế RMIT, Công ty thép Blue Scope Steel…

Theo báo cáo công bố gần đây của Công ty Visa, Úc đứng thứ 3 trong số những quốc gia có mức đóng góp cao nhất cho ngành du lịch Việt Nam, với mức chi tiêu của khách du lịch Úc trong năm 2012 lên tới 82,1 triệu USD.

Nhìn thấy tiềm năng về quan hệ thương mại rất lớn giữa hai nước nên ANZ – một trong tốp 4 ngân hàng lớn nhất tại Úc không thể “làm ngơ”trước những cơ hội thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ cho các DN của hai bên. Cũng có lẽ bởi vậy mà mới đây, đích thân Philip Chronican, CEO của ANZ Úc - đơn vị đóng góp tới 60% doanh thu cho Tập đoàn ANZ đã sang Việt Nam gặp gỡ các khách hàng và tìm kiếm các cơ hội kết nối đầu tư cho DN Úc sang Việt Nam cũng như các DN Việt Nam có nhu cầu đầu tư sang Úc.

“Tôi vừa cùng lãnh đạo ANZ Việt Nam đi thăm các khách hàng và trao đổi về các cơ hội tại Việt Nam. Một trong những mục đích của chuyến thăm này để hiểu bản chất và nhu cầu của các khách hàng DN tại Việt Nam, sau đó sẽ có tư vấn về các cơ hội cho các DN tại Úc đang muốn đầu tư vào thị trường này”, vị CEO này cho biết.

Đánh giá về tiềm năng của Việt Nam, ông Philip Chronican cho rằng đây là một thị trường quan trọng và nhìn nhận: “Đây cũng là một thị trường khá cạnh tranh. Đơn cử như trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hiện có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh trên thị trường. Với tầm nhìn dài hạn, chúng tôi cho rằng, cạnh trạnh ấy là điều tích cực”.

Theo ông Philip Chronican những lĩnh vực, ngành hàng thế mạnh của Việt Nam mà thị trường Úc đang có nhu cầu lớn hiện nay là hàng điện tử, thủy hải sản, dệt may… Trong đó, có nhiều mặt hàng mà hai bên cùng có nhu cầu lớn: thủy hải sản, các sản phẩm nông nghiệp. Một lĩnh vực lớn khác mà các DN Việt Nam và Úc có thể đẩy mạnh hợp tác là công nghiệp khai khoáng và khai thác tài nguyên thiên nhiên (TNTN).

“Úc là nước đứng đầu thế giới về nhiều nguồn TNTN và tôi nghĩ có nhiều DN lớn của Úc có thể giúp các DN của Việt Nam phát triển ngành này. Đây cũng là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội thúc đẩy tư vấn hợp tác” – vị CEO này cho biết. Trong diễn biến có liên quan, tháng 4/2013, một đoàn gồm nhiều DN chuyên cung cấp thiết bị công nghệ và thiết bị mỏ hàng đầu của Úc đã có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đối tác Việt Nam.

Để thúc đẩy cho hoạt động hợp tác thương mại và đầu tư của DN hai nước, CEO ANZ Việt Nam - Tareq Muhmood cho biết, ngân hàng này thường xuyên cung cấp các tư vấn, cập nhật về môi trường đầu tư kinh doanh, tình hình kinh tế vĩ mô cho các DN hai bên.

Song song với cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng có thể hỗ trợ cho các DN tiến hành các hoạt động giao thương, ANZ còn thường xuyên tổ chức các hoạt động “kết nối giao thương”. Như thông qua việc tổ chức các đoàn khách hàng của ANZ ở Úc sang Việt Nam và ngược lại để xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho các DN hai bên gặp gỡ và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.

Bên cạnh đó, với chiến lược “siêu khu vực” của mình, ANZ không chỉ hỗ trợ cho các DN Việt Nam hay DN Úc phát triển hoạt động kinh doanh giữa hai bên mà còn với tất cả các thị trường khác trong khu vực mà ANZ có hoạt động. CEO Tareq nêu ra một trải nghiệm thú vị: “Chúng tôi vừa có chuyến thăm tới một DN sản xuất lớn.

Họ nhập khẩu một phần linh kiện máy móc từ Maylaysia và một số nước khác, sau đó một mặt bán các hàng hóa thành phẩm ngay tại thị trường Việt Nam, một phần xuất khẩu trở lại các thị trường trong khu vực. Đấy chỉ là một ví dụ cho thấy, Việt Nam đang có vị trí tốt trong dòng thương mại của khu vực” – ông Tareq Muhmood bình luận.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây