Thủy hải sản xuất khẩu: Liên kết hoặc cùng chết
- Thứ hai - 14/04/2008 06:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
![]() |
Giá cá tra, cá basa đã tăng trở lại nhưng người nuôi cá vẫn chưa thật sự yên tâm vì nguy cơ biến động giá vẫn rất cao. Ảnh: CTV |
Trong khi đó, nhiều DN chế biến hàng xuất khẩu thì một mực cho rằng “giá theo quy luật cung- cầu, thuận mua vừa bán, chứ DN không ép nông dân bao giờ.
Cả hai đều “hụt hơi”
Dù hai bên có nói thế nào thì một thực tế đáng buồn vẫn đang diễn ra tại nhiều vùng nuôi cá trọng điểm ở khu vực ĐBSCL mà không biết về lâu dài sẽ bất lợi cho hộ nuôi hay DN. Đó là có khá nhiều hộ nuôi đã “treo ao” sau khi bán hết cá ở đợt vừa rồi. Đáng nói là hiện tượng này cũng đã từng xảy ra nhiều lần trước đây, hễ được giá thì nông dân đua nhau nuôi ào ạt, còn mất giá thì họ nghỉ nuôi.
Nhiều DN xuất khẩu nhìn thấy rõ hiện tượng “đến hẹn lại lên” này nên tự “phòng thủ” bằng cách lập trại nuôi riêng để chủ động nguồn nguyên liệu, đồng thời bảo đảm được an toàn vệ sinh thực phẩm. Cuối năm 2005, Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang (Agifish) đã đưa vào hoạt động Liên hợp Sản xuất cá sạch Agifish với diện tích ao nuôi 120 ha, ở 5 vùng nuôi thuộc địa bàn tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ bảo đảm yêu cầu cung cấp nguyên liệu sản xuất cho công ty mỗi năm từ 35.000 - 56.000 tấn cá. Mặc dù dự kiến liên hợp sẽ cung cấp khoảng 100.000 tấn cá nguyên liệu trong năm nay nhưng ông Nguyễn Đình Huấn, Phó Tổng Giám đốc Agifish, cho rằng bao nhiêu đó cũng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu nguyên liệu của công ty. “Bất kể liên hợp nào, dù cố đến mấy cũng không thể đáp ứng được 100% nhu cầu nguyên liệu, vẫn phải thu mua từ nông dân”, ông Huấn nói.
Những ngày đầu tháng 4 này, khi giá cá tra tăng trở lại thì nông dân An Giang lại một phen khốn đốn vì cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước. Như vậy, chưa kể việc “bị ép giá” thì chính họ đã phải trả giá do nuôi tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch. Để bảo đảm xuất khẩu được hàng trong tình hình các nước kiểm soát ngày càng gay gắt về an toàn thực phẩm, về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội của DN.
Phải liên kết để cùng... thắng
Nhiều chuyên gia trên lĩnh vực thủy sản nhìn nhận rằng, dù sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của VN tăng hằng năm bình quân 20%-30% nhưng xét mức tăng năm sau so với cùng kỳ năm trước cho thấy mức tăng không ổn định. Điều này chứng tỏ nguồn nguyên liệu cực kỳ bấp bênh do sự thiếu liên kết giữa người nuôi và DN chế biến.
Đồng tình với quan điểm này và mặc dù đánh giá tích cực những nỗ lực của các DN trong việc chủ động tạo nguồn nguyên liệu xuất khẩu, nhưng ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN, cho rằng do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa hộ nuôi và DN chế biến đã dẫn tới tình trạng khủng hoảng, biến động thường xuyên chu kỳ giá- sản lượng, chất lượng cá bị nhiễm kháng sinh trầm trọng trong thời gian qua. Ngoài ra, giữa hộ nuôi và DN vẫn chưa có sự chia sẻ rủi ro khiến cho ngành thủy sản VN kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Theo ông Dũng, DN và hộ nuôi phải tham gia vào một liên kết dọc cùng với 4 chủ thể khác (nhà cung cấp thức ăn, ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty chứng nhận) nhằm tạo ra một chuỗi giá trị để cùng thắng. Trong đó, DN chế biến sẽ giữ vai trò điều phối, còn hộ nuôi sẽ là mắt xích chính.