BMSC

http://www.bmsc.com.vn


Triển khai Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc điều hành xuất khẩu gạo và triển khai Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Triển khai Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc điều hành xuất khẩu gạo và triển khai Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông khẩn trương báo cáo việc xây dựng, phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam; xây dựng, ban hành quy hoạch kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo phục vụ xuất khẩu để thực hiện Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đã được phê duyệt.

Đồng thời, Bộ Tài chính phải rà soát, tăng cường các biện pháp quản lý giá vật tư nông nghiệp đầu vào sản xuất lúa, gạo (thuôc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón...); xem xét, giải quyết theo thẩm quyền kiến nghị của Bộ Công Thương về việc hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ hoàn trước - kiểm sau để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp mua lúa, gạo của người nông dân; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chinh phủ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện chủ trương thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa.

Trong Quy hoạch Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương theo Quyết định số 6139/QĐ-BCT ngày 28/8/2013 xác định mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015 là kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân, đảm bảo tối đa 150 đầu mối; gắn địa bàn hoạt động của thương nhân với các vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn. Sau đó, từng bước củng cố, phát triển năng lực sản xuất, kinh doanh của đội ngũ thương nhân theo chiều sâu và hiệu quả xuất khẩu.

Bộ đề ra 3 tiêu chí cấp giấy chứng nhận đối với các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thương nhân kinh doanh phải có kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo nằm trên địa bàn các địa phương trong quy hoạch. Ưu tiên thương nhân có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, đặt hàng, liên kết với hộ nông dân trồng lúa.

Mục đích của việc quy hoạch là nhằm xây dựng và tạo động lực phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều sâu, với số lượng, quy mô và năng lực kinh doanh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thương mại gạo quốc tế hiện nay.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây