VN-Index quay lại sát 250 điểm
- Thứ năm - 12/03/2009 03:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
![]() |
Sau 3 ngày liên tiếp tăng điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam sáng nay (12/3) đã có phiên điều chỉnh khá mạnh. Tuy nhiên, giao dịch vẫn khá sôi động với khối lượng giao dịch lớn. Có thể thấy tâm lý nhà đầu tư trong nước trên thị trường đang chia làm hai phía, một số nhà đầu tư đón được đúng “đáy” trước đó đang đẩy mạnh việc hiện thực hóa lợi nhuận. Trong khi một số khác lại cho rằng thị trường đã đủ điều kiện chín muồi để phục hồi và tăng lượng mua vào. Và có lẽ cuộc chiến này có lẽ chưa thể kết thúc trong một hai tuần tới. Tuy nhiên, một lực lượng khác là khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đẩy mạnh bán cổ phiếu trên thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/03/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 251,01 điểm, giảm 4,84 điểm (tương đương giảm 1,89%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 19.470.130 đơn vị, tăng 12,48% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 311,710 tỷ đồng, tăng 0,13% so với phiên trước.
Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 248.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 3,97 tỷ đồng. Trong đó, mã STB được giao dịch thỏa thuận với 200 nghìn đơn vị ở mức giá sàn. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 19.718.130 đơn vị (tăng 10,84% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 315,676 tỷ đồng (giảm 1,62%).
Theo CTCK HSC, có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường đang hình thành xu hướng hồi phục ngắn hạn. Thị trường đã phá vỡ ngưỡng 250 với khối lượng cao hơn mức trung bình, dấu hiệu xác nhận xu hướng tăng. Trong vài phiên giao dịch vừa qua lượng đặt mua đang tăng và lượng chào bán đang nhỏ dần. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy các nhà đầu cơ đang trở lại và đẩy giá cổ phiếu tăng lên. Tất nhiên, tất cả những điều này vẫn còn khá mờ nhạt và chúng ta cần có thêm nhiều bằng chứng cho thấy sự tiến triển trong vài phiên tới trước khi có thể dám chắc về sự khởi sắc này. Nhưng trong ngắn hạn, mọi việc có vẻ đang dần tốt lên.
HSC cũng khuyến nghị nhà đầu tư mua vào trong ngắn hạn dù trong trường hợp không chắc chắn nhất là giá sẽ có thể được điều chỉnh nhẹ trong vài phiên tới. Các nhà đầu ngắn hạn nên tham gia vào thị trường ở các cổ phiếu có mức beta cao để kiếm lời. “Đừng e ngại và bỏ lỡ cơ hội” là lời khẳng định của công ty này trong báo cáo ngày hôm qua.
Mặc dù thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp, nhưng các chỉ số chứng khoán lớn khu vực châu Á sang nay lại đồng loạt mất điểm. Nhiều nhà đầu tư chọn giải pháp an toàn là bán ra nhằm hiện thực hóa mức lợi nhuận 10-20% trước đó khiến nhiều cổ phiếu đảo chiều giảm điểm ngay khi mở cửa phiên giao dịch.
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 3,98 điểm, xuống 251,87 điểm (tương đương giảm 1,56%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.931.640 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 57,68 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 28 mã tăng giá, 40 mã đứng giá tham chiếu, 103 mã giảm giá và 7 mã không có giao dịch là BBT, COM, FPC, HBD, SGH, SJ1, VSG. Đáng chú ý, trong đó có 10 mã tăng trần, và có tới 23 mã giảm sàn.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tiếp tục chiều hướng giảm mạnh hơn và đã có thời điểm VN-Index giảm khá mạnh trên 2% với nhiều cổ phiếu bluechip giảm giá. Tuy nhiên, thị trường vẫn được sự hỗ trợ khá tốt của nhóm nhà đầu tư “lạc quan” nên khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh, một số cổ phiếu lớn có xu hướng tăng giá trở lại. Chỉ số VN-Index cũng đã hồi phục đôi chút khi một số mã tăng giá như STB, PVD, VPL. Tuy nhiên, thị trường vẫn không thể đảo chiều tăng điểm trở lại trong đợt 2 này.
Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 4,14 điểm, xuống 251,71 điểm (tương đương giảm 1,62%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 17.472.480 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 278,58 tỷ đồng.
![]() |
Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 251,01 điểm, giảm 4,84 điểm (tương đương giảm 1,89%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 19.470.130 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 311,71 tỷ đồng.
Trong tổng số 178 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 34 mã tăng giá, 122 mã giảm giá, 21 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 14 mã tăng trần, 40 mã giảm sàn và 1 mã không có giao dịch là HBD. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 22 mã không còn dư mua.
![]() |
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá, 8 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là VIC.
Cụ thể, VPL tăng 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,01%), đạt 40.000 đồng. HAG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 54.000 đồng/cổ phiếu.
Còn lại, PVD giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,93%), còn 53.000 đồng. PVF giảm 600 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,66%), còn 15.800 đồng. DPM giảm 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,10%), còn 28.100 đồng. HPG giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,65%), còn 26.400 đồng. VNM giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,32%), còn 74.500 đồng. FPT giảm 1.600 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,56%), còn 43.400 đồng. VIC giảm 1.800 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,85%), còn 35.300 đồng.
![]() |
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 3,5 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 17,87% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 15.400 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 400 đồng (tương đương 2,53%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 38,38% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như COM, SAF lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là TTF với mức tăng 5,00% lên 10.500 đồng (tăng 500 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 70 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,98%, mã GMD đóng cửa chỉ còn 21.000 đồng/cổ phiếu (giảm 1.100 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 255 nghìn cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì BT6 là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.000 đồng lên mức 49.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 7 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, TCT là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.000 đồng xuống còn 80.500 đồng/cổ phiếu, với gần 11 nghìn cổ phiếu được giao dịch.
Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 2 mã giảm giá và 2 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 và VFMVF4 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ và 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 200 đồng (tương đương 2,82%), chỉ còn 6.900 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm sàn 100 đồng (tương đương 3,33%), chỉ còn 2.900 đồng/chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 51 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 660.830 đơn vị, bằng 3,39% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VFMVF1 được họ mua vào nhiều nhất với 137.700 đơn vị, chiếm 49,77% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như VFMVF4 (98.500 đơn vị), TTP (54.910 đơn vị), PVF (47.470 đơn vị) và PPC (40.000 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là RIC (96,55%), SDN (96,48%), VTB (95,24%), DHG (92,47%) và VFMVF4 (89,19%).
|
TRC: Ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 5% và tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2009.