BMSC

http://www.bmsc.com.vn


VN-Index tăng điểm ở phút cuối

Thị trường chứng khoán thế giới đêm qua (13/1) và sáng nay (14/1) đang trong xu hướng giằng co .

Thị trường chứng khoán thế giới đêm qua (13/1) và sáng nay (14/1) đang trong xu hướng giằng co . Điển hình là tại thị trường Mỹ, Dow Jones đã có 5 phiên giảm điểm liên tiếp trong khi đó 2 chỉ số còn lại là Nasdaq và S&P 500 lại tăng nhẹ. Còn thị trường chứng khoán Việt Nam, đã có 4 phiên liên tiếp giảm điểm, các nhà đầu tư đang trong xu thế chờ đợi những thông tin xác thực về kết quả kinh doanh của các công ty trên sàn để giảm rủi ro khi đầu tư trong giai đoạn này. Việc thị trường chứng khoán châu Á sáng nay hồi phục đã giúp củng cố niềm tin cho nhà đầu tư, giúp VN-Index giữ được mức tăng điểm ở những phút cuối.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/01/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 307,98 điểm, tăng 0,85 điểm (tương đương tăng 0,28%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 6.845.880 đơn vị, giảm 9,54% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 167,315 tỷ đồng, tăng 3,98% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.837.115 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 153,27 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 8.682.995 đơn vị (tăng 0,48% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 320,584 tỷ đồng (tăng 77,09%).

Mở cửa đợt giao dịch đầu tiên, thị trường vẫn cho dấu hiệu giằng co. Các lệnh vào thị trường đa phần là nhỏ lẻ và thưa thớt, lệnh ATO được các nhà đầu tư sử dụng khá thận trọng tại một số mã cổ phiếu. Các cổ phiếu lớn như STB, DPM, FPT, HPG, PVF vẫn cho tín hiệu giảm điểm.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 0,99 điểm, xuống 306,14 điểm (tương đương giảm 0,32%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 899.930 đơn vị, với tổng giá trị giao dịch đạt 21,75 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 40 mã tăng giá, 54 mã đứng giá tham chiếu, 75 mã giảm giá và 6 mã không có giao dịch là BBT, HAX, RIC, SAF, SDN, TRA. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 3 mã tăng trần là HMC, LBM, TNA và có tới 13 mã giảm sàn.

Bước sang đợt giao dịch thứ 2, thị trường bất ngờ bật dậy khi nhiều mã cổ phiếu lớn như STB, REE, PVF, HAG, FPT đảo chiều tăng điểm. Các cổ phiếu đầu tàu này đã dẫn dắt thị trường tăng trên 3 điểm trong giai đoạn đầu của đợt 2. Nhưng được khoảng được 15 phút sau, thị trường có tín hiệu giảm điểm khi các cổ phiếu bulechip như REE, DPM, PVF đồng loạt giảm nhẹ. Tuy nhiên, các mã như STB, SSI, HPG, DPM vẫn đang cho xu hướng tăng. Chính vì vậy, thị trường bắt đầu giằng co mạnh trong phiên khi VN-Index chỉ dao động trong khoảng 1 điểm.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay đã tham gia giao dịch khá nhiều trên các mã cổ phiếu và khối lượng khớp của khối này cũng được tăng lên. Các mã cổ phiếu như PVD, SJS, TDH, DPR, VNM… vẫn được khối ngoại quan tâm.

Tuy nhiên, mặc dù thị trường đã có dấu hiệu đảo chiều tăng điểm nhưng khối lượng và giá trị giao dịch vẫn rất thấp cho thấy tính thanh khoản trên thị trường chưa được cải thiện. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 0,67 điểm, lên 307,8 điểm (tương đương tăng 0,22%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 5.610.690 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 139,76 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 307,98 điểm, tăng 0,85 điểm (tương đương tăng 0,28%) so với phiên trước đó.

Trong tổng số 175 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 66 mã tăng giá, 64 mã giảm giá, 43 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 2 mã tăng trần là SGC, VTA, 11 mã giảm sàn và 2 mã không có giao dịch là SAF, SDN. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 11 mã không còn dư mua.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 cổ phiếu tăng giá, 3 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là HPG.

Cụ thể, FPT tăng 1.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,20%), đạt 51.000 đồng. VNM tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,19%), đạt 85.000 đồng. VIC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,28%), đạt 79.000 đồng. PVD tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,67%), đạt 75.000 đồng. HAG tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,84%), đạt 60.000 đồng. STB tăng 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,56%), đạt 18.000 đồng.

Còn lại, HPG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 31.300 đồng/cổ phiếu. PVF giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,56%), còn 17.900 đồng. VPL giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,87%), còn 57.000 đồng. DPM giảm 600 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,72%), còn 34.200 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là SSI với 463.570 đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 13,59% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 29.600 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 400 đồng (tương đương 1,37%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 29,39% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là VTA với mức tăng 4,84% lên 6.500 đồng (tăng 300 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 3 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.000 đồng lên mức 114.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 7 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, SGH là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.000 đồng xuống còn 73.000 đồng/cổ phiếu, với 50 cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã tăng giá, 2 mã giảm giá và 1 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,44%), chỉ còn 4.000 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 100 đồng (tương đương 1,27%), chỉ còn 7.800 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,27%), đạt 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 3.500 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 43 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 526.440 đơn vị, bằng 7,69% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, SJS được họ mua vào nhiều nhất với 86.240 đơn vị, chiếm 33,41% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như FPT (67.600 đơn vị), PVD (61.350 đơn vị), VNM (45.860 đơn vị) và SAV (27.450 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SHC (95,45%), PAC (88,80%), SAV (81,79%), DPR (78,67%) và DCL (67,63%).

 

 

 

 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

SSI

   29.600

    400

1,37%

  463.570

REE

   21.800

      -  

0,00%

  399.450

STB

   18.000

    100

0,56%

  399.140

DPM

   34.200

   (600)

-1,72%

  389.320

VFMVF1

    7.800

   (100)

-1,27%

  360.550

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

VTA

    6.500

    300

4,84%

    2.950

SGC

   11.900

    500

4,39%

    8.530

NKD

   27.000

  1.000

3,85%

      510

PJT

   11.700

    400

3,54%

      510

LSS

   14.800

    500

3,50%

      520

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

DXP

   20.900

 (1.600)

-7,11%

    6.950

SGT

   23.100

 (1.200)

-4,94%

   95.880

COM

   33.300

 (1.700)

-4,86%

    2.410

DPC

    9.900

   (500)

-4,81%

    3.020

PMS

   18.100

   (900)

-4,74%

    3.100

* DXP: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1/2008 bằng tiền, tỷ lệ 12%

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây