BMSC

http://www.bmsc.com.vn


VN-Index tiến sát mức 304 điểm

Chứng khoán toàn cầu có một ngày giảm mạnh đã tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam trong sáng nay (15/1).

Chứng khoán toàn cầu có một ngày giảm mạnh đã tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam trong sáng nay (15/1). Việc VN-Index tăng điểm ngày hôm qua (14/1) chỉ mang tính điều chỉnh, vì nhiều cổ phiếu có vốn hoá lớn trên thị trường vẫn chưa cho thấy tín hiệu tăng trưởng bền vững và tính thanh khoản của thị trường vẫn rất kém. Chính vì vậy, sàn HOSE sáng nay tràn ngập sắc đỏ, gần như toàn bộ 176 mã cổ phiếu và chứng chỉ được niêm yết đều giảm giá trong phiên giao dịch hôm nay.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/01/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 304,01 điểm, giảm 3,97 điểm (tương đương giảm 1,29%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 5.917.870 đơn vị, giảm 13,56% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 140,566 tỷ đồng, giảm 15,99% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 449.526 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 18,44 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 6.367.396 đơn vị (giảm 26,67% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 159,002 tỷ đồng (giảm 50,40%).

Bước vào đợt giao dịch đầu tiên, dấu hiệu giằng co trên thị trường vẫn còn khá mạnh, lệnh ATO vẫn được nhà đầu tư quyết định khá thận trọng. Trong khi đó, các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường lớn như DPM, FPT, REE, PVF, STB lại giảm nhẹ và khối lượng mua thấp so với các phiên trước. Duy chỉ có cổ phiếu DIC sau khi có thông tin sẽ chia cổ tức 19% (14% tiền mặt và 5% cổ tức) và thưởng 15% cổ phiếu thì đã có tín hiệu tăng trần tại mức giá 16.000 đồng/cổ phiếu.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 3,67 điểm, xuống 304,31 điểm (tương đương giảm 1,19%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 661.400 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 17,31 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 28 mã tăng giá, 41 mã đứng giá tham chiếu, 95 mã giảm giá và 12 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 3 mã tăng trần là DIC, HBD, SJ1 và 7 mã giảm sàn là GMC, HTV, MAFPF1, PMS, BAS, CAD, MTG.

Bước sang đợt 2, thị trường không thể bùng phát như phiên giao dịch ngày hôm qua. Diễn biến thị trường trở nên ảm đạm khi rất ít cố phiếu trên thị trường khớp lệnh. Nhiều cổ phiếu lớn chưa xác định được xu hướng tăng hay giảm cho ngày hôm nay như DPM, PVF, STB khi biên độ biến động rất nhỏ từ 100-200 đồng.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 3,23 điểm, xuống 304,75 điểm (tương đương giảm 1,05%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.141.820 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 100,90 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 304,01 điểm, giảm 3,97 điểm (tương đương giảm 1,29%) so với phiên trước đó.

Trong tổng số 176 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 30 mã tăng giá, 105 mã giảm giá, 36 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 5 mã tăng trần là DIC, HBD, LGC, SFC, TCR, 12 mã giảm sàn và 5 mã không có giao dịch là ALT, BT6, SAF, SCD, SDN. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có 7 mã không còn dư mua là CAD, MTG, MAFPF1, IFS, GTA, SDN, BAS.

Sáng nay, sàn HOSE đón nhận thêm thành viên thứ 176 là cổ phiếu MTG của CTCP MT Gas trên HOSE. Mã này đăng ký niêm yết 8 triệu cổ phiếu, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 17.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, kết thúc phiên MTG chấp nhận mức giảm sàn hết biên độ 20% xuống còn 13.600 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 1 nghìn cổ phiếu.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá, 8 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là DPM.

Cụ thể, PVF tăng 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,56%), đạt 18.000 đồng. DPM giữ nguyên mức giá tham chiếu là 34.200 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, VIC giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,63%), còn 78.500 đồng. FPT giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,96%), còn 50.000 đồng. HAG giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,67%), còn 59.000 đồng. VPL giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,75%), còn 56.000 đồng. VNM giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,35%), còn 83.000 đồng. PVD giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,00%), còn 72.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với 387.710 đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 21,46% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 17.900 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 100 đồng (tương đương 0,56%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 22,59% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như FPC, SSC, SZL, HBD, TNA, BTC lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là HBD với mức tăng 5% lên 10.500 đồng (tăng 500 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch là 10 cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,85%, mã CII đóng cửa chỉ còn 25.500 đồng/cổ phiếu (giảm 1.300 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 19 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SFC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.000 đồng lên mức 50.000đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là 210 cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG, PVD là 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 3.000 đồng/cổ phiếu xuống còn mức giá tương ứng là 111.000 đồng và 72.000 đồng.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã tăng giá, 2 mã giảm giá và 1 mã đứng giá, trong đó có 1 mã giảm sàn. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,50%), đạt 4.100 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 100 đồng (tương đương 1,28%), chỉ còn 7.700 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,86%), chỉ còn 3.400 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 47 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 825.500 đơn vị, bằng 13,95% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, SGT được họ mua vào nhiều nhất với 128.500 đơn vị, chiếm 49,32% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như HSG (92.270 đơn vị), PVF (76.830 đơn vị), DPR (71.660 đơn vị) và SJS (65.080 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là DPR (90,18%), PAC (86,71%), GMD (84,38%), TDH (58,83%) và SAV (58,24%).

 

 

 

 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

   17.900

   (100)

-0,56%

  387.710

SGT

   22.000

  (1.100)

-4,76%

  260.550

FPT

   50.000

  (1.000)

-1,96%

  249.240

PVF

   18.000

    100

0,56%

  233.130

PRUBF1

    4.100

    100

2,50%

  206.150

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

HBD

   10.500

    500

5,00%

       10

LGC

   21.100

   1.000

4,98%

    3.150

DIC

   16.000

    700

4,58%

  104.780

COM

   34.800

   1.500

4,50%

      360

SFC

   50.000

   2.000

4,17%

      210

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

CII

   25.500

  (1.300)

-4,85%

   18.800

SGT

   22.000

  (1.100)

-4,76%

  260.550

LSS

   14.100

   (700)

-4,73%

    5.210

CAD

   14.200

   (700)

-4,70%

      130

BHS

   14.600

   (700)

-4,58%

      300

* MTG: Ngày giao dịch đầu tiên 8 triệu cổ phiếu của CTCP MT Gas trên HOSE, giá tham chiếu 17.000 đồng/cp.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây