Chứng khoán thế giới nguy cơ suy thoái

Thị trường chứng khoán thế giới hôm nay sụt giảm thảm hại.

Trong khi đó, đồng Euro và dầu thô tiếp tục mất giá. 1 USD chỉ tương đương 1,2865 USD và giá dầu xuống dưới 65 USD tại London, mức thấp nhất từ tháng 5/ 2007.

Phố Wall kết thúc phiên giao dịch với việc bị mất đi 5,69%, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 514,45 điểm, xuống còn 8.519,21 điểm.

Tại Nhật Bản, thị trường chứng khoán Tokyo sụt giảm mạnh khi đồng Yên tiếp tục tăng cao so với đồng Euro. Chỉ số Nikkei mất 7,60 % còn 8016,61 điểm, xuống mức thấp nhất từ tháng 5/ 2003. Chỉ số Topix cũng mất 4,83 %, còn 846,32 điểm ngay giữa phiên giao dịch.

Các thị trường khác ở châu Á và châu Đại Dương cũng không may mắn hơn. Thị trường chứng khoán Seoul bị tấn công dữ dội nhất khi mất đi 8,28 %.

Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 5,14 % ngay khi vừa mở cửa, chứng khoán Thượng Hải mất 3,20% cùng thời điểm, Singapore mất 4,39 % và Melbourne 3,68 %.

"Thị trường chứng khoán đã chịu một áp lực không thể tin nổi", chuyên gia phân tích Peter Cardillo nhận định. Trong khi đó, hàng loạt kết quả báo cáo quý cho thấy triển vọng tài chính của nhiều tập đoàn lớn không mấy sáng sủa. Tuy nhiên, theo ông Cardillo "Những kết quả báo cáo chỉ là cái cớ. Thị trường thực sự lo ngại về một cuộc suy thoái và nhiều khả năng nó sẽ còn trầm trọng”.

Chốt phiên giao dịch, thị trường chứng khoán châu Âu cũng bị lún sâu: Paris mất 5,01%, Francfort và London giảm 4,46%.

Thảm cảnh tồi tệ nhất được ghi nhận tại Madrid (-8,7%) và đặc biệt là Buenos Aires (-10,11% chốt phiên giao dịch sau khi giảm 16,17% ở nửa phiên trước.

Tại Brazil, thị trường chứng khoán ở Sao Paulo, khu vực tài chính hàng đầu ở Nam Mỹ, đã tự động ngừng các hoạt động sau khi bị sụt giảm hơn 105 điểm. Mexico mất 7,01% trong phiên giao dịch và đóng cửa ở mức giảm 10,18%, còn 35.069 điểm.

Sự sụt giảm "hãi hùng" này chứng tỏ thông tin cuộc họp thượng đỉnh thế giới về khủng hoảng giữa 20 nước công nghiệp phát triển và đang phát triển diễn ra ngày 15/11 ở Washington cũng không thể mấy tác dụng.

“Cuộc họp sẽ nhằm bàn thảo nguyên nhân khủng hoảng tài chính và xác định những nguyên tắc cải tổ để tránh tình trạng cuộc khủng hoảng lặp lại”, đại diện Nhà Trắng nêu rõ.

Đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ năm 1929, cuối tuần trước, châu Âu và Mỹ đã thống nhất tổ chức hàng loạt hội nghị thượng đỉnh quốc tế nhằm cân nhắc điều chỉnh lại hệ thống tài chính thế giới.

EU muốn một cuộc cải tổ sâu rộng hệ thống hiện nay, đề xuất sự giám sát quốc tế của thị trường và trách nhiệm này sẽ được giao cho Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.

"Chúng ta phải phản ứng hơn nữa để chống lại cuộc suy thoái tài chính thế giới”, Thủ tướng Anh Gordon Brown nhấn mạnh tai Quốc hội.

Ông Brown thừa nhận đang lo ngại một cuộc suy thoái ở châu Mỹ, Pháp, Italy, Đức, Nhật Bản và thậm chí cả Anh bởi không một nước nào có thể "miễn dịch".

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây