Sáng nay, Diễn đàn Kinh tế mùa thu đã khai mạc tại thành phố Huế với sự góp mặt của nhiều chuyên gia kinh tế. Diễn đàn bàn luận về nhiều vấn đề quan trọng và mang tính thời sự.
Trong phần viết của mình, TS. Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên gia đến từ Viện Kinh tế và Chính trị thế giới - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã đưa ra một số nhận định về tình hình cũng như xu hướng phát triển của kinh tế thế giới trong trung hạn.
Theo đó, từ đầu năm 2013 đến nay, nền kinh tế thế giới xuất hiện một số điểm nổi bật đáng chú ý.
Thứ nhất, tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang từng bước được củng cố sau khi trải qua giai đoạn khá bấp bênh trong nửa đầu năm 2013. Các dấu hiệu từ nửa cuối năm cho thấy, nền kinh tế toàn cầu đang quá độ sang một giai đoạn tăng trưởng ổn định hơn tuy tốc độ tăng trưởng vẫn thấp.
Nguyên nhân chính là vì cầu nội địa vẫn còn yếu và tăng trưởng của một số nền kinh tế mới nổi tiếp tục chậm lại. Ngoài ra, việc Mỹ giảm kích thích tiền tệ có thể khiến dòng vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi đảo chiều, gây ra bất ổn và khiến cho các chính sách nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn bị hạn chế.
Thứ hai, tăng trưởng thương mại thế giới vẫn ở mức thấp. Thương mại phục hồi chủ yếu là nhờ tăng sản xuất và tiêu dùng góp phần thúc đẩy xuất, nhập khẩu ở một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Nhật Bản.
Tăng trưởng GDP và thương mại thế giới 2013 và dự báo 2014
|
Quỹ Tiền tệ quốc tế |
Ngân hàng thế giới |
||
Tăng trưởng GDP |
2013* |
2014* |
2013* |
2014* |
Thế giới |
3,1 |
3,8 |
3,1 |
3,8 |
Các nền kinh tế phát triển |
1,2 (a) |
2,1(a) |
1,1(b) |
1,9(b) |
Mỹ |
1,7 |
2,7 |
2,0 |
2,8 |
Eurozone |
-0,6 |
0,9 |
-0,6 |
0,9 |
Nhật Bản |
2,0 |
1,2 |
1,4 |
1,4 |
Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi |
5,0 |
5,4 |
5,1 |
5,6 |
Trung Quốc |
7,8 |
7,7 |
7,7 |
8,0 |
Ấn Độ |
5,6 |
6,3 |
5,7 |
6,5 |
Braxin |
2,5 |
3,2 |
2,9 |
4,0 |
Nga |
2,5 |
3,3 |
2,3 |
3,5 |
Tăng trưởng thương mại thế giới (hàng hóa và dịch vụ) |
3,1 |
5,4 |
4,0 |
5,0 |
* Số liệu dự báo
(a) các nền kinh tế phát triển (advanced economies) theo phân loại của IMF
(b) các nền kinh tế OECD theo phân loại của WB
Nguồn: IMF. 2013. World Economic Outlook Update: Growing Pain. July 09, 2013 WB. 2013. Global Economic Prospect 2013. Volume 7 June 2013.
Hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục hồi chưa đồng đều. Chỉ số tổng sản lượng công nghiệp và dịch vụ toàn cầu do JPMorgan và Markit công bố tháng 9/2013 cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ toàn cầu tiếp tục xu hướng mở rộng mặc dù chậm chạp. Kể từ quý II/2013, sản xuất công nghiệp bắt đầu mở rộng mạnh chủ yếu ở Mỹ, Anh và cả Nhật Bản (tuy có bấp bênh hơn), song lại suy yếu ở châu Á và các nền kinh tế mới nổi.
Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã có những tháng suy giảm vào giữa năm 2013 trước khi phục hồi nhẹ vào tháng 8/2013. Hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ tại Eurozone bắt đầu có dấu hiệu phục hồi kể từ giữa năm 2013. Chỉ số tổng sản lượng công nghiệp và dịch vụ của khu vực này do JPMorgan và Markit công bố đạt 50,5 điểm trong tháng 7/2013 và 51,7 điểm trong tháng 8/2013.
Niềm tin kinh doanh có dấu hiệu khôi phục tuy vẫn ở mức thấp. Chỉ số niềm tin kinh tế toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới đã tăng từ 0,43 điểm trong quý I/2013 lên 0,48 điểm trong quý II/2013 (so với mức 0,5 điểm là mức bình thường).
Vấn đề việc làm vẫn là gánh nặng chính sách trong năm 2013. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) dự tính có thêm khoảng 5,1 triệu người thất nghiệp năm 2013 và 3 triệu người thất nghiệp năm 2014. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân của thế giới sẽ ở mức khoảng 6% cho tới năm 2017. Tình hình nghiêm trọng nhất ở những nền kinh tế tiếp tục ở trong suy thoái như Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Lạm phát toàn cầu tiếp tục được kiềm chế ở mức thấp trong năm 2013. Mức giảm lạm phát ở các nền kinh tế không đều nhau do những khác biệt trong chính sách và tình trạng sức khỏe của nền kinh tế.
Bảng 2: Lạm phát ở một số nước châu Á (%)
Nước/vùng |
Năm 2011 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á |
5,9 |
4,0 |
3,5 |
3,7 |
Trung Á |
8,9 |
5,4 |
6,7 |
6,8 |
Đông Á |
5,0 |
2,9 |
2,4 |
2,7 |
Trung Quốc |
5,4 |
3,0 |
2,5 |
2,7 |
Nam Á |
9,4 |
8,3 |
6,7 |
6,9 |
Ấn Độ |
8,9 |
7,9 |
6,5 |
6,6 |
Đông Nam Á |
5,5 |
4,0 |
4,3 |
4,2 |
ASEAN5 |
5,6 |
3,9 |
4,2 |
4,0 |
ASEAN5 gồm: Indonesia, Malaysia, Philíppines, Thái Lan và Việt Nam
Nguồn: ADB. 2012. Asian Development Outlook Supplement, December 2012.
ADB. 2013. Asian Development Outlook Supplement, July 2013
Giá cả của những hàng hóa cơ bản trong năm 2013 có xu hướng giảm. Trao đổi thương mại của các mặt hàng máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất vẫn còn gặp khó khăn trong năm 2013 do sản xuất công nghiệp và hoạt động đầu tư trì trệ. Giá một số mặt hàng nông sản như lúa mỳ, gạo, cà phê đã có những phiên giảm khá sâu như trong quý I/2013. Giá một số kim loại như đồng và bạc giảm so với năm 2012, chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm khi hoạt động sản xuất công nghiệp của nước này gặp khó khăn. Giá dầu mỏ vẫn có những phiên biến động khá mạnh, tăng cao vào tháng 2/2013, sau đó đã hạ nhiệt nhưng lại có xu hướng tăng kể từ tháng 7/2013.
Trong ngắn hạn, giá năng lượng trong đó có giá dầu của thế giới vẫn biến động chủ yếu tùy thuộc vào bất ổn chính trị ở Trung Đông (như cuộc xung đột ở Syria) nên có những thời điểm tăng mạnh ngay cả khi nhu cầu của thế giới vẫn ở mức thấp. Nhìn chung, giá vàng có xu hướng giảm, tụt xuống dưới mức 1600 USD/ounce kể từ tháng 3/2013, song vẫn còn biên độ dao động khá lớn.
Thị trường tài chính thế giới đã vững mạnh hơn. Dòng vốn đổ vào các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã tăng do các nền kinh tế phát triển thực thi chính sách nới lỏng định lượng và giữ lãi suất ở mức thấp.
Dòng vốn vào, ra ở các nền kinh tế đang phát triển (tỷ USD)
|
2012 |
2013 |
2014 |
Dòng vốn vào |
1192,4 |
1260,9 |
1297,4 |
Vốn tư nhân (ròng) |
1178,3 |
1250,2 |
1290,7 |
+ Vốn cổ phiếu (ròng) |
758,1 |
791,1 |
803,5 |
Vốn FDI vào (ròng) |
670,0 |
719,3 |
715,7 |
Vốn cổ phiếu gián tiếp (ròng) |
88,1 |
71,8 |
87,8 |
+ Vốn tín dụng tư nhân (ròng) |
420,2 |
459,1 |
487,2 |
Dòng vốn ra |
- 365,4 |
- 371,3 |
-416,3 |
FDI ra |
- 238,0 |
- 275,0 |
-325,0 |
Vốn cổ phiếu gián tiếp |
- 12,4 |
- 17,3 |
-24,3 |
Nguồn: WB. 2013. Global Economic Prospect 2013. Volume 7 June 2013. Trang 6