![]() |
Trên sàn chứng khoán New York. Ảnh AP. |
Thêm một ngày thứ 3 đen tối, ngày 22/1
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới lại vừa chứng kiến một ngày thứ 3 đen tối, ngày 22/1 hôm nay.
Tính tới cuối giờ chiều ngày 22/1 (giờ Việt Nam), các chỉ số chứng khoán tại thị trường châu Âu và châu Á đồng loạt giảm so với phiên giao dịch trước đó sau khi đã liên tục giảm trong nhiều ngày gần đây.
Cụ thể, tại châu Âu, chỉ số DAX giảm 194,41 điểm (tương đương 2,86%) xuống mức 6.595,78 điểm. Chỉ số FTSE 100 giảm 27,30 điểm (tương đương 0,49%) xuống mức 5.550,90 điểm. Chỉ số CAC 40 giảm 48,67 điểm (tương đương 1,03%) xuống mức 4.695,78 điểm.
Tại châu Á, chỉ số Hang Seng giảm 2.061,23 điểm (tương đương 8,65%) xuống mức 21.757,63 điểm. Chỉ số Straits Times giảm 72,85 điểm (tương đương 2,5%) xuống mức 2.884,30 điểm. Chỉ số Nikkei 225 giảm 752,89 điểm (tương đương 5,65%) xuống mức 12.573,05 điểm.
Các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại thị trường Mỹ đang có xu hướng giảm rất mạnh ngay đầu phiên giao dịch ngày 22/1 với mức giảm thấp nhất là 3,5%.
Hôm nay (22/1), chứng khoán Mỹ có thể sút giảm rất mạnh
Các chứng khoán quyền chọn của Mỹ tại thời điểm này (20h30 ngày 22/1 giờ Việt Nam, tương đương 8h30 giờ Mỹ) đang giảm mạnh, báo hiệu các chỉ số chứng khoán Mỹ có thể có mức sút giảm rất mạnh nhất kể từ 2001 tới nay khi kết thúc phiên giao dịch 22/1 (giờ Mỹ).
Hiện tại các cổ phiếu lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ như Exxon Mobil Corp, Barrick Gold Corp, Bank of America Corp đang trên đà mất giá.
Các chứng khoán quyền chọn trong dải S&P 500 Index tính tới tháng 3/2008 đang mất 58,7 điểm, tương đương mất 4,4%, xuống mức 1.266,6 điểm tính tới 8h58 (giờ Mỹ). Các chứng khoán quyền chọn trong dải Dow Jones tính tới tháng 3/2008 đang mất 466 điểm, xuống mức 11,640 điểm. Nasdaq 100 mất 80,75 điểm xuống mức 1.768,75 điểm.
Tính tới 22h18 (10h18 sáng tại Mỹ), Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (The Dow Jones Industrial Average) giảm 274,76 điểm (tương đương 2,3% xuống còn 11.824,54 điểm. Chỉ số tổng hợp Nasdaq giảm 69,4 điểm (3%) xuống 2.270,62 điểm.
Tuần qua, TTCK Mỹ đã chứng kiến chuỗi ngày ảm đạm kể từ đầu năm 2008 khi chỉ số Dow Jones, chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của TTCK Mỹ, giảm hơn 300 điểm, bất chấp việc Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ sớm có giải pháp “cứu trợ” trọn gói cho thị trường tài chính và đã có thông tin về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục cắt giảm lãi suất như đã được thực hiện.
40% nền kinh tế Mỹ sẽ lâm vào suy thoái
Theo tính toán của Lehman Brothers thì có khoảng 40% nền kinh tế Mỹ sẽ lâm vào suy thoái và chỉ có thể cứu vãn được nhờ một động thái rất mạnh mẽ của Fed mà thôi.
Theo tin mới nhất mà VietNamNet vừa nhận được thì vì quá lo ngại khủng hoảng tài chính nên Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất tiền gửi ngắn hạn đồng USD trong phiên họp thường kỳ diễn ra chiều tối nay (22/1, tính theo giờ VN).
Cụ thể, Fed đã cắt giảm hẳn 75 điểm phần trăm, từ mức 4,25% xuống mức 3,5%/năm. Đây là mức cắt giảm dữ dội nhất kể từ sau vụ 11/9/2001 tới nay và là bước đi mới nhất nhằm vực thị trường tài chính Mỹ dậy tránh khủng hoảng.
Gần đây, Fed liên tiếp có những động thái nhằm cứu vãn thị trường tài chính đang lâm vào bi đát như hiện nay.