Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,11 điểm xuống 502,7 điểm (-0,42%). HNX-Index giảm 0,43% xuống 62,38 điểm. KLGD phiên này giảm so với phiên trước, đạt 51 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE và 20,2 triệu cp trên sàn Hà Nội, giá trị giao dịch khớp lệnh đạt lần lượt 876 tỷ và 161 tỷ trên hai sàn.
Giao dịch thỏa thuận sàn HoSE sáng nay tiếp tục ở mức cao, đạt 96 tỷ đồng do MSN thỏa thuận gần 700.000 cổ phiếu giá tham chiếu; KDH thỏa thuận 1,77 triệu cổ phiếu giá sàn.
VNM đã hồi phục đáng kể vào phút cuối khi về lại giá tham chiếu, mặc dù có thời điểm VNM giảm 2.000 đồng, trong khi đó, MSN giảm 2.000 đồng, KDC giảm 1.000 đồng, HSG giảm 700 đồng, PGD, PVD giảm 500 đồng, PET, GMD, FPT giảm 400 đồng, PPC, BVH giảm 300 đồng…
PVF hôm nay đã được mua rất mạnh, mặc dù khớp lệnh hơn 2,2 triệu cổ phiếu song cuối phiên mã này còn dư mua trần 1,2 triệu đơn vị, VIC tăng 500 đồng, HPG, DRC tăng 400 đồng, nhìn chung cầu có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại vào cuối ngày, đà giảm của các cổ phiếu bluechips cũng đã hạ nhiệt đáng kể so với đầu giờ chiều.
~~
Đóng cửa phiên sáng, VN-Index giảm 4,3 điểm xuống 500,51 điểm (-0,85%) trong khi HNX-Index giảm 0,31 điểm xuống 62,34 điểm (-0,49%). Nhiều bluechips bị bán mạnh như MSN giảm 2.000 đồng, VNM, PVD giảm 1.000 đồng. Số mã giảm giá trên sàn Hose lúc này tăng vọt lên 147 mã trong khi chỉ có 32 mã tăng.
PVF tăng trần nhưng bị bán ra 1,8 triệu cổ phiếu, hiện mã này có dư mua trần hơn 200 nghìn đơn vị.
13h36, VN-Index giảm hơn 5 điểm, xuống 499 điểm.
~~~
PVF bất ngờ được mua rất mạnh kể từ 10h, lệnh mua ồ ạt đã kéo PVF đang từ giá tham chiếu lên giá trần, hiện mã này đã có dư mua trần gần 400 nghìn cp và các lệnh mua tiếp tục tăng – cho dù xu hướng bán ra đang chiếm chủ đạo trên hai sàn.
~~~
Mở cửa phiên giao dịch 21/8, Vn-Index giảm 1,24 điểm xuống 503,57 điểm (-0,25%), HNX-Index giảm 0,05 điểm xuống 62,6 điểm (-0,08%). Thị trường tiếp tục điều chỉnh do hôm qua thông tin CPI Hà Nội tăng mạnh 3,16% do nhóm y tế tăng 63,94%. Hàng loạt các mặt hàng thiết yếu tăng giá trong tháng 8 như giá xăng, điện, y tế đã kéo CPI Hà Nội tăng cao nhất kể từ đầu năm.
Tuy nhiên theo quan điểm của CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI thì nhà đầu tư không nên quá lo lắng với mức tăng CPI của Hà Nội. Bởi lẽ thực tế CPI của TP.HCM chỉ tăng 0,31% so với tháng trước và SSI cho rằng CPI cả nước chỉ ở mức tăng quanh 1% so với tháng trước, và CPI cả năm 2013 ước tăng 7,51%.
VCBS cũng cho rằng các nhà đầu tư có thể tận dụng thời điểm điều chỉnh của thị trường để tích lũy dần các cổ phiếu có cơ bản tốt và triển vọng sáng.
Lúc này VNM giảm 2.000 đồng/cp, HSG giảm 600 đồng, MSN, KDC, PVD giảm 500 đồng, PVD điều chỉnh giảm phiên thứ 2 liên tiếp sau khi đã tăng 22% trong tháng 1 tháng qua; các cổ phiếu VIC, REE, GMD, STB, CSM…đều giảm điểm.
Tại nhóm penny và midcap, không có nhiều cổ phiếu giữ được đà tăng, FLC, ITA, PVT, HQC đồng loạt giảm 100 đồng, TTF, KSS, KTB, KBC giảm 100-200 đồng, KMR giảm sàn.
Tại sàn Hà Nội, SHN, PFL dư bán sàn 100 nghìn cp, FIT giảm 400 đồng, SHB, SHS, VCG, KSQ, PVC, PVS đồng loạt giảm 100 đồng, các cổ phiếu khác trong HNX30 như ACB, VND, PVX, đứng giá và hầu hết chỉ còn dư mua giá đỏ.
9h30, VN-Index giảm hơn 3 điểm xuống 500 điểm, lực bán tăng nhanh trên hai sàn.
Ngày này năm trước VN-Index giảm 20 điểm (-4,7%) do tác động từ việc bầu Kiên bị bắt.