Phá vỡ đồng thuận

Việc lãi suất huy động tiếp tục tăng lên đang là một thực tế.

Sau cú xé rào này, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (chi nhánh TPHCM) 2 ngày làm việc với ngân hàng này vẫn không đưa ra được kết luận phân xử đúng - sai.

Cú xé rào này dường như tạo lập lại một xu thế khác trên thị trường lãi suất ngân hàng, đặc biệt sau khi Thủ tướng có thông báo dỡ bỏ trần lãi suất huy động và những thông tin về lạm phát năm 2008 có khả năng lên tới 17-18% vừa được một hội thảo công bố ngày 14.4 ...

Bình luận về nguyên tắc đồng thuận bị phá vỡ, một chuyên gia ngân hàng nhấn mạnh: "Lãi suất là do các ngân hàng quyết định, việc đưa ra đồng thuận lãi suất cũng do các thành viên Hiệp hội Ngân hàng quyết định, không có ai ép buộc..." Có lẽ, chính những thoả thuận lỏng lẻo này đã khiến các ngân hàng buộc phải tính toán trước áp lực cạnh tranh huy động vốn và Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã phải rất loay hoay, khó xử?

Vẫn có 2 luồng ý kiến khác nhau về việc dỡ bỏ lãi suất trần: Thứ nhất, cần tôn trọng nguyên tắc thị trường. Việc tự do hoá lãi suất đã được thực hiện từ năm 2000, nên các ngân hàng được toàn quyền quyết định lãi suất cho vay và huy động, vì vậy việc để trần lãi suất là không cần thiết, không hợp quy luật.

Thứ hai, cần giữ lãi suất trần trong một thời gian ngắn để hạ nhiệt cơn sốt chạy đua tăng lãi suất huy động, nhằm khống chế lãi suất cho vay, góp phần ủng hộ Chính phủ kiềm chế lạm phát. 

Những người ủng hộ luồng ý kiến thứ hai thì cho rằng, nhờ có lãi suất trần mà thời gian qua, xu thế lãi suất đã dần ổn định, một số ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay và một số ngân hàng khác đang trong xu thế giảm lãi suất...

Cả 2 luồng ý kiến đều có những lý lẽ riêng. Khống chế trần lãi suất là kêu gọi người gửi tiền chịu thiệt để ủng hộ DN bởi với lãi suất quá cao, doanh nghiệp sẽ không dám đứng ra vay vốn kinh doanh, dẫn đến thu hẹp sản xuất và gia tăng thất nghiệp. Để lãi suất thả nổi là phù hợp với nguyên tắc thị trường và đảm bảo công bằng về giá...Vì thế, việc đảm bảo cân bằng các lợi ích - đặc biệt giữa lợi ích kinh tế và an sinh XH - là điều phải tính đến.

Việc lãi suất huy động tiếp tục tăng lên đang là một thực tế. Không ít dự báo lo ngại lãi suất huy động thậm chí sẽ tiệm cận với tỉ lệ gia tăng lạm phát trong năm nay. "Tình hình tháng 2.2008 sẽ lặp lại  và thị trường sẽ phải chuẩn bị đương đầu với một cuộc đua lãi suất mới" - một chuyên gia ngân hàng nhận định.

Hạnh Phương
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây