 |
Ông Nguyễn Đoan Hùng.
|
Ông Hùng khẳng định dự thảo đã hoàn thành và đang chờ Bộ Tài chính quyết định để triển khai áp dụng. Ông Nguyễn Đoan Hùng cho biết:
- Bộ Tài chính hiện đã xây dựng xong quy chế này và đang đề xuất cơ chế cho phép các quỹ và Cty nước ngoài mở chi nhánh và Cty 100% vốn tại VN. Đây là việc thực hiện sớm và đi trước của VN so với cam kết lộ trình sau 5 năm gia nhập WTO mới thực hiện điều này. Với việc nới lỏng cơ chế quản lý và hoạt động này, các Cty và quỹ đầu tư nước ngoài có cơ hội để mở rộng hoạt động và đáp ứng các yêu cầu về quản lý nguồn vốn.
Điều đó giúp VN có được thuận lợi gì, thưa ông?
- Với quy chế này, các DN và quỹ đầu tư sẽ rõ ràng minh bạch hơn hơn việc thực hiện các báo cáo tài chính cũng như các hoạt động đầu tư; qua đó giúp Chính phủ và cơ quan quản lý của VN quản lý tốt và hiệu quả hơn nguồn vốn chủ yếu chủ yếu từ các DN và quỹ đầu tư nước ngoài. Có thể nói, nếu quy chế này được thực hiện thì tình hình giám sát theo dõi các luồng vốn sẽ được đảm bảo; trên cơ sở đó sẽ thực hiện tốt hơn đáp ứng các yêu cầu về dự báo đầu tư, luồng tiền ra vào, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp.
Tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN, một trong những vấn đề bàn đến là phát triển thị trường trái phiếu ASEAN. Mục tiêu đó là gì và ông có đề xuất gì đối với Nhà nước, DNVN để thị trường này phát triển?
- Trước đây, DN thường huy động vốn qua kênh niêm yết. Nay hoàn toàn có thể huy động vốn qua kênh trái phiếu do chính DN của mình phát hành. Muốn thị trường này phát triển, NN cần hoàn thiện khung pháp lý, lãnh đạo DN cần có trình độ khả năng để áp dụng chính sách và huy động, quản lý phần vốn trái phiếu có hiệu quả. Cần phát triển và thực hiện việc đánh giá xếp hạng uy tín DN.
Với thị trường trái phiếu ASEAN, hội nghị sẽ bàn việc thiết lập cổng điện tử riêng của mỗi quốc gia, hoặc thiết lập cổng điện tử chung ASEAN; qua đó liên thông thị trường toàn ASEAN để phát triển và liên kết hoạt động thị trường trái phiếu
Phạm Anh thực hiện