Đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn xoay quanh những nộidung chính đã được đàm phán. Đây là vòng đàm phán có tính quyết định khi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là đến thời hạn chót mà các bên đã nhất trí phải hoàn tất đàm phán Hiệp định.
- Xin ông cho biết những diễn biến quan trọng và kết quả của Vòng đàm phán thứ 19?
ÔngLương Hoàng Thái: Ngay trước khi diễn ra Phiên 19, các Bộ trưởng của 12nước tham gia TPP đã nhóm họp và đưa ra những hướng dẫn cho các nhà đàm phán để có thể đạt được một hiệp định tham vọng và cân bằng của thế kỷ 21, giúp tăng trưởng thương mại và đầu tư giữa các nước trong khu vực,thúc đẩy phát huy sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế và phát triển, giúp tạo công ăn việc làm ở các nước này đồng thời, các Bộ trưởng đã cam kết sẽ tiếp tục tích cực chỉ đạo đàm phán từ nay cho đến khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali, Indonesia, nơi mà các nhà lãnh đạo TPP dự kiến sẽ gặp nhau như đã tiến hành vào các nămtrước.
Cuộc gặp này được đánh giá là một sự kiện quan trọng vì 12 nướcsẽ cùng tập trung cao độ để kết thúc đàm phán hiệp định lịch sử này.
Tại Phiên 19, các nước cũng thảo luận sâu các gói cam kết về mở cửa thịtrường hàng hóa, dịch vụ-đầu tư, dịch vụ tài chính và mua sắm củaChính phủ. Khác với các phiên trước, tại phiên này, các nước đã dành nhiều thời gian hơn cho các cuộc gặp gỡ song phương và vì vậy, đã đưa rađược một số cách tiếp cận sáng tạo và thực tế đối với các vấn đề còn tồn đọng.
Đáng chú ý là tại Phiên 19 được tổ chức khi đàm phán TPP đangbước vào giai đoạn quan trọng, có tính chất quyết định đối với việc hoànthành mục tiêu kết thúc đàm phán vào năm 2013 như mong muốn của các nhà lãnh đạo TPP. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt nhất, phiên 19 chỉ tậptrung vào các vấn đề mấu chốt còn tồn tại để các nước TPP tìm ra biệnpháp thu hẹp khác biệt quan điểm nhằm tiến tới việc đạt được sự đồngthuận.
Trong số các vấn đề mấu chốt này, quyền sở hữu trí tuệ, doanhnghiệp quốc doanh và đàm phán mở cửa thị trường hàng hoá rất phức tạp vànhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà tất cả các thành viên TPP khác.Vì vậy, có thể nói việc xử lý hiệu quả các vấn đề này quyết định tới khảnăng có kết thúc đàm phán TPP như mục tiêu đề ra hay không.
- Thưa ông, đây là đàm phán thương mại tự do quan trọng với phạm vi đàmphán rộng, mức độ cam kết sâu và tác động rất lớn đến chiến lược pháttriển chung của từng lĩnh vực nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tiếnhành tái cơ cấu nền kinh tế. Xin ông cho biết tác động chủ yếu đối vớidoanh nghiệp qua những cam kết từ TPP?
Ông Lương Hoàng Thái: Tác động lớn nhất là từ việc mở cửa thị trường cho các nước TPP thì cạnh tranh của nước ngoài đối với Việt Nam càng tăng lên. Đây là dịp để những doanh nghiệp hoạt động tốt có thể vươn lên nhưng ngược lại đốivới doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả thì đây là thách thức lớn.
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp là có thể thu được từ mở cửa thị trường từ các nước khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và với cơ hội mởcửa thị trường TPP đem lại thì các doanh nghiệp có điều kiện vươn lênhoạt động tốt hơn tại nước ngoài.
Cùng đó, dự kiến TPP có thể tác độngtổng thể môi trường kinh doanh của Việt Nam thông qua những cam kết màchúng ta sẽ đưa ra trong hiệp định TPP. Tại thời điểm này thì Hiệp địnhchưa đàm phán xong nên chưa xác định được cụ thể lĩnh vực nào phải thay đổi trong nước.
Tuy nhiên, chắc chắn Hiệp định TPP sẽ có cải cách mạnh mẽ theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi hơn theo hướng cải cách hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước với góc độ nhà nước sẽ can thiệp ít hơn đếnhoạt động cải cách của doanh nghiệp.
Đó là những định hướng rất quan trọng mà chắc chắn hiệp định TPP sẽ đòi hỏi tất cả các nước phải thực thi và Việt Nam cũng như vậy. Đây được coi như tác nhân để kích thíchquá trình tự thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.
- TPP sớm đi tới hiệu quả cuối cùng với cơ hội mớinhất là đối với ngành dệt may. Vậy, doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bịnhững gì để đón bắt và tận dụng tốt từ lợi ích mà Hiệp định này manglại?
Ông Lương Hoàng Thái: Trong quá trình đàm phán Hiệp định TPP, với sự chỉ đạo trực tiếp và sát sao của các cấp lãnh đạo, đoàn đàm phán Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đàm phán và đạt được nhiều tiếnbộ, đặc biệt trong các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu chủ lựcnhư dệt may, da giày, thủy hải sản.
Hiện nay, đàm phán vẫn đang đượctiến hành nên kết quả đàm phán thế nào chưa ai có thể khẳng định được.Tuy nhiên, đối với những yêu cầu về xuất xứ hàng dệt may, giày dép vàcác mặt hàng khác, Đoàn đàm phán đang tìm mọi giải pháp sao cho vừa thúc đẩy được tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳvà các nước TPP sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực vừa đảm bảo cho cácdoanh nghiệp Việt Nam có thể thu được từ cơ hội xuất khẩu đó.
Khitham gia Hiệp định TPP chúng tôi cũng mong muốn cơ hội dành cho tất cảcác doanh nghiệp không phải cái doanh nghiệp bất kỳ nào đó. Tuy nhiên,trong giai đoạn hiện tại ngành dệt may có khả năng đáng kể từ việc mởrộng thị trường các nước thông qua đàm phán này. Hiện, thuế nhập khẩuvới hàng dệt may đang ở mức cao và nếu như các nước chấp nhận đưa thuếvề 0% thì đây rõ ràng là một lợi ích cụ thể thiết thực có thể đem lạivới ngành.
Bên cạnh đó, đây là ngành kinh tế quan trọng và tuyển dụngrất nhiều lao động làm việc trực tiếp và gián tiếp nên ngành này được coi là lợi ích cốt lõi khi tham gia đàm phán Hiệp định TPP. Hy vọng bướcđầu thu được những lợi ích cho dệt may, giày dép cho ngành điện tử, lắpráp điện tử… thì chúng ta có thể chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sangcông nghiệp tiến tới sang dịch vụ để đạt được mục tiêu trở thành mộtnước công nghiệp hóa hiện đại hóa vào năm 2020.
Một trongnhững vấn đề nhiều người đang nói đến hiện nay là trước đây Hoa Kỳthường áp dụng trong Hiệp định thương mại tự do của mình đó là qui địnhmột nước phải sản xuất từ sợi trở đi thì mới được hưởng thương mại tự domà do Hoa Kỳ ký. Đây là qui định mà Hoa Kỳ đã đưa ra trong tất cả các vòng đàm phán trước đây và ngành dệt may dự kiến ở mức độ nào đó sẽ phảivượt qua thách thức này. Tất nhiên, nếu vượt qua thách thức này thì sẽđem lại cơ hội rất lớn đối với ngành dệt may.
Về phía Nhà nước chúng tôisẽ cố gắng để Hoa Kỳ áp dụng những qui định thuận lợi nhất cho dệt may.Nhưng mặt khác, ngành dệt may cũng cần phấn đấu để vượt qua khó khăn đểcơ hội tiến lên đạt giá trị gia tăng trong ngành đạt lợi thế cạnh tranhcao không chỉ dựa vào chi phí nhân công rẻ mà còn nhiều yếu tố khác nữalà những yếu tố mang tính chất lâu bền hơn cho ngành phát triển.
Về dàihạn, các doanh nghiệp trong nước cần bám sát lộ trình và các quy địnhvề mở cửa thị trường của Hiệp định TPP nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư,sản xuất hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tận dụng đượccơ hội tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực./.