Thị trường giảm giá là một cơ hội…

TTCK Việt Nam thiếu hụt các nhà kiểm toán và phân tích tài chính có chất lượng

Nhìn từ bên ngoài Việt Nam, các nhà quan sát có thể đề cập đến tác động lan truyền của khủng hoảng tín dụng Mỹ (subprime crisis) để giải thích sự sụt giảm "ấn tượng" của chỉ số thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt Nam biết là họ cũng phải tự trách mình. Và bây giờ, câu hỏi tiếp theo là: làm cách nào để biến cơn khủng hoảng này thành cơ hội?

Không cần phải nhấn mạnh tính quan trọng của một thị trường vốn có hiệu quả để đảm bảo sự phân bổ nguồn vốn thích hợp trong một nền kinh tế đang phát triển, như là một hệ quả khi "tính điên khùng" thắng thế - hầu hết trong số đó là trường hợp của TTCK Việt Nam - cái thị trường vừa qua đã không hoàn thành chức năng chủ yếu của mình. Chiến lược đa ngành quá rộng, một vài người có thể nói là hỗn loạn, của nhiều công ty hàng đầu Việt Nam là một minh chứng tốt cho việc phân bổ sai nguồn vốn. Việc gia tăng kịch tính của nguồn cung tiền không chỉ đẩy mạnh cầu về hàng hóa và dịch vụ, dẫn tới lạm phát, mà còn đẩy mạnh cầu về tài sản tài chính (financial assets), gây nên bong bóng - một dạng lạm phát trên giấy tờ - với đồng tiền (thu được) dễ dàng, nhà đầu tư nội không ngần ngại khi vay tiền và đầu cơ với niềm tin chắc rằng, họ sẽ trở nên giàu có một cách nhanh chóng bằng cách mua cổ phiếu và bán chúng đi ngay sau đó. Quả thật, đây là một thói quen tâm lý mà người Việt Nam lại có vẻ rất ưa thích, đã đưa chỉ số VN-Index tới những mức cao không thể chịu đựng được.

Còn một cách giải thích khác có thể cho là tự nhiên, "cơn sốt chứng khoán" dường như có liên quan đến kỹ năng IT phát triển tốt của Việt Nam và một sự hào hứng tất nhiên khi sử dụng chúng. Nhiều trang giao dịch trực tuyến đã được mở, tạo ra một dạng thị trường không chính thức, cho phép có được những quyết định nhanh chóng vào mọi thời điểm với lợi nhuận nhanh chóng. Tuy nhiên, do không có sự giám sát điều tiết thích hợp, kiểu môi trường này đã gần như trở thành một thực tế của những ứng xử cơ hội, nơi mà thông tin bất đối xứng và việc thao túng giá ngự trị. Nó cũng phản ánh sự thiếu vắng những thông tin thích hợp cho nhà đầu tư, do một loạt những nhân tố như sự mơ hồ của các thông tin tài chính được công bố, việc thiếu hụt các nhà kiểm toán và phân tích tài chính có chất lượng. Nói một cách khác, do những thiếu hụt này mà thị trường tự tạo ra thông tin - tin đồn là một dạng điển hình - để điều khiển nâng giá và cung cấp cơ hội thu lợi từ đầu cơ. GS.TS Patrick Gougeon là thành viên của Khoa Tài chính, Trường ESCP-EAP, nơi ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ cả ở Pháp và nước ngoài. Đặc biệt, ông đã từng là Giám đốc Trường Quản lý tại Học viện Công nghệ châu Á (AIT, Băng-cốc, Thái Lan), sau đó là Giám đốc Chương trình MBA tại Paris. Ông cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nhiều chương trình quốc tế, như mới đây là Chương trình MEBF (Thạc sĩ về tài chính và ngân hàng tại Hà Nội và TP. HCM, một chương trình hợp tác giữa ESCP-EAP và Paris Dauphine) với vai trò là đồng Giám đốc học thuật.

GS.TS Patrick Gougeon là thành viên của Khoa Tài chính, Trường ESCP-EAP, nơi ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ cả ở Pháp và nước ngoài. Đặc biệt, ông đã từng là Giám đốc Trường Quản lý tại Học viện Công nghệ châu Á (AIT, Băng-cốc, Thái Lan), sau đó là Giám đốc Chương trình MBA tại Paris. Ông cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nhiều chương trình quốc tế, như mới đây là Chương trình MEBF (Thạc sĩ về tài chính và ngân hàng tại Hà Nội và TP. HCM, một chương trình hợp tác giữa ESCP-EAP và Paris Dauphine) với vai trò là đồng Giám đốc học thuật.

Sự giảm giá của TTCK là một cơ hội tốt để kết thúc tình trạng này v à để có được những hành động cần thiết để phát triển thị trường một cách bền vững. Các biện pháp đều đã rõ: tăng cường quản trị công ty, một khung điều tiết thích hợp, sự minh bạch. Nhưng chẳng hạn về sự minh bạch, nếu chỉ cung cấp cho nhà đầu tư thông tin xác thực thôi thì chưa đủ, mà còn phải giảm "tính duy lý hạn hẹp" (bounded rationality) bằng cách nâng cao khả năng phân tích và sử dụng thông tin của nhà đầu tư để có được hoặc khuyến nghị những quyết định hợp lý. Bằng cách đó, mọi người có thể hy vọng, giá cổ phiếu sẽ phản ánh những giá trị thực của công ty hơn là những mơ tưởng.

Phân tích cổ phiếu nhằm mục đích cung cấp những thông tin có giá trị dựa trên những phân tích sâu sắc của xu hướng thị trường, triển vọng nền công nghiệp và thành tựu của các công ty so sánh với những nhóm tương đương, nhằm khuyến cáo nhóm nhà đầu tư riêng lẻ những chiến lược hiệu quả nhất. Hiện thời ở Việt Nam, khi TTCK đang trải qua một khởi đầu mới sau sự điều chỉnh gay go, việc có được một năng lực trong lĩnh vực phân tích cổ phiếu là điều cần thiết.

Phân tích cổ phiếu, dù đang tiến triển, chủ yếu dựa trên một nền tảng những khái niệm, mô hình và công cụ đã được chấp nhận mà các định chế tài chính thế giới vẫn đang dùng để phổ biến thông qua hệ thống chi nhánh, công ty con và các đối tác. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thị trường mới nổi, cần phải có sự đóng góp của nhân tố trong nước để tích hợp mọi yếu tố vô hình mà các chuyên gia kỹ thuật thuần túy có thể không nhận diện được. Do vậy, việc cung cấp những chương trình đào tạo thích hợp để bổ sung nhận thức về yếu tố này là cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Dù rằng năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng gần 70%, lên đến 20 tỷ USD, nhưng sự tăng trưởng 8,5% của kinh tế Việt Nam lại chủ yếu do nhu cầu nội địa, phần lớn được nuôi dưỡng bởi tăng trưởng tín dụng. Cái giá mà ta phải trả bây giờ là lạm phát, dẫn đến một lối thoát là phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và chính sách ngoại hối để làm giảm nhiệt nền kinh tế đang nóng lên. Việt Nam có thể chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn để vẫn tiếp tục trên con đường cho một tương lai tươi sáng… Và ngay khi xu hướng giảm của TTCK bắt đầu, nó đã được tiếp nhận như một hồi chuông cảnh tỉnh rằng, đã đến lúc cho một sự điều chỉnh nghiêm khắc.

GS.TS Patrick Gougeon 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây