“Tín dụng nóng”

Chạy dư nợ chứng khoán
Trên thực tế, có thể các ngân hàng còn chịu sức ép của nguồn huy động gia tăng, làm cho vốn khả dụng của nhiều ngân hàng, nhất là quốc doanh, dư thừa lúc này lúc khác. Đầu vào tăng mà đầu ra không tăng, thì ngân hàng phải trả lãi cho khoản vốn ứ đọng. Sự gặm nhấm lợi nhuận từ ứ đọng vốn, do đó, khá nặng nề. Năm 2007 thị trường tiếp tục chứng kiến sự gia tăng của luồng vốn đầu tư gián tiếp. Chính bộ phận vốn này của nhà đầu tư (chuyển qua tài khoản ngân hàng, sau đó tạm gửi ở ngân hàng để kinh doanh chứng khoán) đã tạo thuận lợi cho nguồn vốn tiền gửi, đặc biệt tiền gửi thanh toán. Năm ngoái tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng 55,6% tổng nguồn vốn huy động.
 
Nhưng nói qua thì phải nói lại. Lần giở những năm trước, ta thấy tỷ trọng tiền gửi thanh toán cũng không hề thấp trong tổng vốn huy động. Chẳng hạn năm 2006 là 54%, 2005 là 52,5%, năm 2004 là 54,4%. Vậy mà ba năm trước tăng trưởng tín dụng chỉ xoay quanh mức 30%/năm. Sự đột biến của tăng trưởng tín dụng năm qua, vì thế, đang rất cần một sự mổ xẻ, phân tích kỹ lưỡng cả từ phía cơ quan quản lý và các ngân hàng.
 
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay chín tháng đầu năm 2007
 
2006
1-2007
2-2007
3-2007
4-2007
5-2007
6-2007
7-2007
8-2007
9-2007
Huy động vốn
51,2
5,5
5,9
6,9
4,2
5,3
0,7
4,1
2,6
5,7
Cho vay
30,7
1,1
4,4
6,5
4,1
4,9
3,6
4,1
3,4
5,9
Đơn vị tính: %
 
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn theo các hình thức tiền gửi
 
2006
1-2007
2-2007
3-2007
4-2007
5-2007
6-2007
7-2007
8-2007
9-2007
Tiền gửi của tổ chức và
cá nhân
54
8,4
7,7
12,9
5,5
6,8
-0,3
3,6
2,0
4,8
Tiền gửi tiết kiệm
35,9
4,1
6,1
4,1
4,4
2,1
0,1
4,8
5,1
6,3
Phát hành giấy tờ có giá
294,8
1,9
-0,3
-11,8
-2,3
-0,5
19,5
-1,6
-3,8
8,0
Đơn vị tính: %
 
Thị phần tín dụng của các ngân hàng
 
NHTMCP
NHQD
NHLD
NHNN
Huy động vốn
46,3
35,3
2,5
15,9
Cho vay
46,8
30,8
2,9
19,5
Đơn vị tính: %; thời gian: chín tháng đầu năm 2007
Nguồn: chi nhánh NHNN TPHCM

Theo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM, năm 2006 hoạt động cho vay tăng trưởng 30,7% so với năm 2005. Trong chín tháng đầu năm 2007, tốc độ tăng trưởng cho vay luôn duy trì ở mức trên 3,4%/tháng (trừ tháng 1-2007 có nhiều ngày nghỉ Tết Âm lịch), tổng cộng tăng 38% (xem bảng). Sang quí 4-2007 tín dụng bỗng nhiên tăng đột biến, thêm 20,6%. Đây là mức gia tăng kỷ lục.

 

Các ngân hàng nói rằng sự thành lập mới các công ty vừa, nhỏ (theo TS. Lê Đăng Doanh, năm 2007 có đến 54.000 doanh nghiệp trong nước được đăng ký thành lập) và sự nỗ lực của bản thân họ là hai nhân tố dẫn đến tăng trưởng tín dụng. Các ngân hàng đưa ra nhiều sản phẩm hơn cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, với lãi suất vay linh hoạt, thời hạn phong phú. Kết quả là không ít ngân hàng thu hút được khối lượng lớn khách hàng cá nhân, đặc biệt những người có nhu cầu vay tiêu dùng.

 

Sự cố gắng của các ngân hàng là không thể phủ nhận. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kỷ lục gia tăng dư nợ trong ba tháng cuối năm ngoái lại đến từ một khía cạnh khác: chứng khoán. Cho đến tháng 10-2007 dư nợ cho vay cổ phiếu của nhiều ngân hàng vẫn còn trên 3% tổng dư nợ. Do không thể bắt người vay trả nợ trước hạn, lối thoát duy nhất để đưa tỷ lệ dư nợ cầm cố chứng khoán về mức quy định là tăng tổng dư nợ. Một loạt động thái kích cầu vay tiền được áp dụng: giảm lãi suất, cho vay dài hơi, cho trả nợ bất cứ lúc nào người vay muốn, nhận tiền vay trước công chứng tài sản thế chấp sau… Kênh hút vốn nhiều nhất là bất động sản. Càng về cuối năm các chương trình cho vay mua nhà trả góp dài 10-20 năm, vay mua căn hộ chung cư, sửa nhà… càng ra đời dồn dập. Nhiều ngân hàng đã đạt được mục đích. Dư nợ tăng nhanh, tỷ lệ cho vay chứng khoán tụt xuống. Một ngân hàng cổ phần đến giữa tháng 11-2007 vẫn còn dư nợ cho vay chứng khoán tới hơn 8% tổng dư nợ, nhưng đến ngày 31-12-2007 đã giảm xuống 2,4%. Một số ngân hàng trước đây từng than phiền không có cách gì đòi nợ chứng khoán, nhưng đều đạt tỷ lệ 3% dư nợ cầm cố cổ phiếu vào ngày cuối cùng của năm. Đến nay, ở thành phố chỉ còn ba ngân hàng chưa kịp đưa dư nợ chứng khoán về mức quy định.

 

Để ngỏ chất lượng tín dụng

Việc đẩy vốn ra trong thời gian gấp gáp để thực hiện Chỉ thị 03 bằng mọi giá (NHNN cho biết sẽ phạt rất nặng những ngân hàng không thực hiện chỉ thị này, kể cả không cho mở chi nhánh, tăng vốn điều lệ…) không thể đảm bảo rằng 100% các khoản vay đều an toàn. Các điều kiện tín dụng phải nới lỏng là hoàn toàn có thể. Có ngân hàng cho vay đến 90% giá trị căn hộ trong thời gian 20 năm trong khi căn hộ mới chỉ ở mức khởi công, thậm chí còn nằm trên giấy. Nguồn vốn cho vay dài hạn như thế đều lấy từ ngắn hạn, bởi vốn huy động từ dân cư chủ yếu có thời hạn dưới 12 tháng. Chất lượng nhiều khoản vay cho đến giờ vẫn là một dấu hỏi.

 

Nhận thức rõ điều này, NHNN bắt đầu để mắt đến chất lượng tín dụng bất động sản. Chi nhánh NHNN thành phố cho biết dư nợ bất động sản sáu tháng đầu năm ngoái chỉ có 10%. Sáu tháng cuối năm có thể cao hơn, nhưng chưa có thống kê chính xác. Theo chúng tôi, vấn đề quan trọng không phải chỉ là tỷ lệ cao thấp, mà cái chính là khoản nợ liệu có khả năng thu hồi đủ vốn và lãi.

Mặt khác, các ngân hàng nói rằng họ đang chịu sức ép rất lớn về tỷ suất lợi nhuận sau những đợt tăng vốn điều lệ vừa qua. Đa số ngân hàng hiện đã có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng. Để gia tăng lợi nhuận thì không có cách nào nhanh hơn là phát triển tín dụng. Năm 2006 tỷ trọng lợi nhuận thu từ dịch vụ của không ít ngân hàng đã đạt 30-35%, nhưng năm 2007 chỉ còn 20%, thậm chí 15%. Không nghi ngờ tín dụng lại đang vọt lên trong cơ cấu lợi nhuận.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây