VN-Index có phiên tăng đầu tiên trong năm Kỷ Sửu

Phiên giao dịch cuối tuần (6/2), VN-Index đã dứt được mạch giảm điểm 4 phiên liên tiếp khi đảo chiều thành công và có được phiên tăng điểm đầu tiên trong năm Kỷ Sửu. Hầu hết các bluechips đều tăng điểm đã đưa VN-Index tránh được kết quả buồn là trọn tuần giảm điểm. Một số mã có kết quả kinh doanh kém vẫn tiếp tục giảm giá như HSG, TRI, CAD hay ANV…


Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/02/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 281,63 điểm, tăng 3,82 điểm (tương đương tăng 1,38%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 7.258.020 đơn vị, giảm 0,95% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 153,343 tỷ đồng, tăng 3,14% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 222.000 đơn vị, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 16,67 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 7.480.020 đơn vị (giảm 1,32% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 170,011 tỷ đồng (tăng 9,45%).

Như vậy, tuần đầu tiên giao dịch trở lại sau kỹ nghĩ Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, VN-Index giảm điểm khá mạnh với 4 phiên liên tiếp giảm điểm. So với mức điểm đóng cửa trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số VN-Index đã giảm mất 21,58 điểm (tức giảm 7,12%).

Sau phiên giao dịch giảm mạnh hôm qua (5/2) khi xuất hiện tình trạng bán tháo các cổ phiếu trên sàn và lòng tin của nhà đầu tư không còn được giữ vững. Việc mua cổ phiếu tại thời điểm được nhiều nhà đầu tư nhận định là vẫn còn rủi ro khá lớn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán thế giới hôm qua đã có một phiên tăng điểm mạnh mẽ sau khi có thông tin Chính phủ Mỹ sắp công bố gới hỗ trợ mới cho khối tài chính. Chứng khoán châu Á cũng có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp trong sáng nay đã giúp VN-Index đã đảo chiều tăng điểm trở lại.

Bước vào đợt giao dịch đầu tiên, các lệnh đẩy vào thị trường rất yếu, các lệnh ATO rất thưa thớt trên các mã cổ phiếu và đa phần vẫn là các lệnh nhỏ chảy rất chậm vào thị trường. Rất nhiều cổ phiếu vẫn chưa khớp được lệnh đầu tiên trong đợt này. Tuy nhiên, thị trường đã có sự chuyển biến phân hoá lại các nhóm cổ phiếu.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 1,93 điểm, lên 279,74 điểm (tương đương tăng 0,69%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 941.230 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 19,81 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 61 mã tăng giá, 50 mã đứng giá tham chiếu, 55 mã giảm giá và 10 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 14 mã tăng trần, và có tới 14 mã giảm sàn.

Bước sang phiên giao dịch thứ 2, mặc dù đã có sự tăng điểm ở đầu phiên nhờ các cổ phiếu đầu tàu như DPM, FPT, PPC, HPG, REE… tăng nhẹ, nhưng tâm lý nhà đầu tư trên thị trường vẫn khá bi quan, nhiều cổ phiếu biến động trong biên độ rất nhỏ từ nên không thể kéo thị trường phục hồi mạnh được. Thậm chí có thời điểm thị trường lại chìm trong sắc đỏ do tâm lý lo sợ bull-trap vẫn thường xảy ra, nhưng VN-Index đã nhanh chóng lấy được phong độ sau đó. Nổi bật trong phiên hôm nay là khối nhà đầu tư nước ngoài đã mua khá nhiều các mã cổ phiếu như PPC, REE, HPG, DPM.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 2,79 điểm, lên 280,6 điểm (tương đương tăng 1,00%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 5.893.280 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 121,55 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 281,63 điểm, tăng 3,82 điểm (tương đương tăng 1,38%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 7.258.020 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 153,34 tỷ đồng.

Trong tổng số 176 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 109 mã tăng giá, 31 mã giảm giá, 35 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 25 mã tăng trần, 10 mã giảm sàn và 1 mã không có giao dịch là BAS. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 13 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 cổ phiếu tăng giá, 1 cổ phiếu giảm giá, 3 mã đứng giá là STB, VIC, VPL. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã tăng trần là VNM.

Cụ thể, mã duy nhất giảm giá là PVD khi mất đi 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,45%), còn 68.000 đồng.

Còn lại, VNM tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,52%), đạt 81.000 đồng. FPT tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,15%), đạt 47.500 đồng. DPM tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,64%), đạt 31.000 đồng. HPG tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,83%), đạt 27.800 đồng. HAG tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,90%), đạt 56.000 đồng. PVF tăng 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,60%), đạt 16.800 đồng.

Hai mã VPL cùng VIC giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 41.200 đồng/cổ phiếu và 71.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 1,2 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 17,06% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức giá tham chiếu là 16.200 đồng/cổ phiếu.

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 34,56% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như GMC, CLC, DTT, KSH, DNP, RHC lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 2 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là UNI, CII lên các mức giá tương ứng là 10.500 đồng/cổ phiếu và 25.200 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5,00%, mã SZL đóng cửa chỉ còn 38.000 đồng/cổ phiếu (giảm 2.000 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 3 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VNM là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.500 đồng lên mức 81.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 130 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, SZL là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 2.000 đồng xuống còn 38.000 đồng/cổ phiếu, với 3.160 cổ phiếu được giao dịch.

Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều tăng giá, trong đó có 1 mã tăng trần. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,44%), đạt 4.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,27%), đạt 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 200 đồng (tương đương 2,78%), đạt 7.400 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 3,03%), đạt 3.400 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 54 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 966.950 đơn vị, bằng 13,32% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PPC được họ mua vào nhiều nhất với 333.490 đơn vị, chiếm 84,63% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như VNM (120.930 đơn vị), REE (87.000 đơn vị), DPM (73.940 đơn vị) và HPG (69.150 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là PMS (99,12%), VNM (92,94%), RIC (84,96%), PPC (84,63%) và BTC (73,79%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

  16.200

      - 

0,00%

  1.215.630

PPC

  18.200

    800

4,60%

   394.060

SSI

  27.600

  1.300

4,94%

   344.450

REE

  20.800

    800

4,00%

   290.920

HSG

  14.800

   (700)

-4,52%

   263.530

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

CII

  25.200

  1.200

5,00%

    10.200

UNI

  10.500

    500

5,00%

      2.950

SSI

  27.600

  1.300

4,94%

   344.450

DXV

   6.400

    300

4,92%

    25.800

SJS

  49.700

  2.300

4,85%

   101.460

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

SZL

  38.000

 (2.000)

-5,00%

      3.160

TTC

   7.700

   (400)

-4,94%

    36.550

BTC

  19.400

 (1.000)

-4,90%

      3.510

NKD

  19.900

 (1.000)

-4,78%

    73.940

TRI

   6.100

   (300)

-4,69%

      6.550

LBM: Ngày giao dịch không hưởng cổ tức đợt II/2008, tỷ lệ 3% và mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 100:93, giá 12.000 đ/cp.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây