CTCP THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN SÔNG HINH

Lĩnh vực: Dịch vụ công cộng > Ngành: Dịch vụ công cộng

Phân tích cổ phiếu Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH)

Vài nét về Công ty:

Tiền thân là Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn trực thuộc CT Điện Lực III. Khởi công xây dựng ngày 15/9/1991, đưa vào sản xuất và hoà lưới điện quốc gia ngày 04/12/1994. Năm 1999, để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống điện và tận dụng kinh nghiệm tích luỹ trong quản lý vận hành nhà máy điện của đội ngũ quản lý của Nhà máy Vĩnh Sơn, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn quản lý và vận hành dự án Nhà máy Thuỷ điện Sông Hinh. 

Từ tháng 7 năm 2000, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn được đổi tên thành Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh với bốn tổ máy hoạt động cung cấp sản lượng điện hơn 600 triệu kWh vào lưới điện quốc gia hàng năm. 

Ngày 18/07/2006 cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, vốn điều lệ của công ty tính đến T9/2007 là 1.250.000.000.000 đồng, tương ứng với 125.000.000 cổ phiếu được giao dịch

Lĩnh vực kinh doanh:

Sản xuất kinh doanh điện năng; quản lý, vận hành và bảo dưỡng các nhà máy thuỷ điện; tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công các dự án xây dưng nhà máy thuỷ điện; thí nghiệm điện; kinh doanh vật tư thiết bị trong lĩnh vực điện. Với công suất 66MW và sản lượng điện hàng năm 230 triệu KWh, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn là nhà máy thuỷ điện có quy mô lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên. VSH cung cấp khoảng 2.4 % trong tổng công suất quốc gia 

Cổ đông nắm giữ vốn cổ phần của Công ty: Sở hữu nhà nước 60%, sở hữu ĐTNN 22.13%, cổ đông khác là 17.87% 

Vị thế Công ty:

Trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam hiện nay thì thuỷ điện chiếm 37,1%; nhiệt điện dầu chiếm 35,8%; nhiệt điện than chiếm 20,6%; nhập khẩu chiếm 4,7% và năng lượng tái tạo chiếm 1,9%. Tới năm 2015 cơ cấu này sẽ có sự thay đổi lớn với thuỷ điện chiếm 33,2%; nhiệt điện dầu và khí chiếm 30,6%; nhiệt điện than chiếm 28,2%. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện, các tính toán hiện nay cho thấy, trong giai đoạn 2006-2010, hàng năm cần xây dựng trung bình 2.700 MW công suất; giai đoạn 2011-2015 là 3.100 MW; giai đoạn 20016-2020 là 3.900 MW còn giai đoạn 2021- 2025 là 4.900 MW. VSH sẽ cung cấp khoảng 2.4 % tổng công suất điện

Triển vọng ngành điện:

Do nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam đang tăng 17%/năm, Nhà nước lại đang khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào các dự án điện. Lộ trình giá điện đã được Chính phủ phê duyệt là từ năm 2008 giá bán lẻ bình quân là 890 đồng/KWh, tăng khoảng 4,5% so với hiện hành. Từ năm 2010, các công ty trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ tự xây dựng giá bán điện trên cơ sở khung giá của Chính phủ và tự hạch toán chi phí. Vì vậy có thể lúc đó sự năng động của các DN ngành điện sẽ cao hơn, quy mô sẽ được mở rộng thêm và hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn. Những yếu tố đó khiến giới đầu tư tin tưởng DN trong ngành điện sẽ còn phát triển lâu dài và giá CP điện lực sẽ ổn định trong nhiều năm tới. 

Theo Viện Năng lượng, nhu cầu tiêu thụ điện năm 2005 là 53 tỷ KWh và sẽ tăng 15-16%/năm đến 2010, đạt 93 tỷ KWh năm 2010.

Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:  

CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh Năm 2006 6 tháng 2007
Thông tin tài chính của DN    
A-Tài sản ngắn hạn và ĐT ngắn hạn 158,384,477,949 327,364,374,713
1-Tiền và các khoản tương đương tiền 72,758,690,926       227,869,399,653
2-Đầu tư CK ngắn hạn 0         36,421,344,000
3-Các khoản phải thu 60,281,430,979         37,435,055,268
4-Vật liệu công cụ tồn kho 25,237,856,044         25,297,033,155
5-Tài sản lưu động khác 106,500,000              341,542,637
B- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1,760,127,439,727     1,673,154,703,800
TỔNG TÀI SẢN 1,918,511,917,676 2,000,519,078,513
A- Nợ phải trả 580,439,010,255 503,848,615,241
1-Nợ ngắn hạn 159,873,330,960         83,282,935,946
2-Nợ dài hạn 420,565,679,295       420,565,679,295
B- Nguồn vốn chủ sở hữu 1,338,072,907,421     1,496,670,463,272
 1.Vốn CSH    
 2.Các quỹ, nguồn kinh phí    
TỔNG NGUỔN VỐN 1,918,511,917,676 2,000,519,078,513
     
DOANH THU THUẦN       409,274,295,173       177,888,524,278
TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 270,704,896,118       104,581,266,064
TỐNG LỢI NHUẬN SAU THUẾ 270,704,896,118 104,581,266,064

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản: 
Thông tin về cổ phiếu:
 

STT Chỉ tiêu Năm 2006 6 tháng đầu năm  2007
1 Cơ cấu tài sản    
   - Tài sản cố định/Tổng tài sản 91.74% 83.64%
  - Tài sản lưu động/Tổng tài sản 8.26% 16.36%
2 Cơ cấu nguồn vốn    
    - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 30.25% 25.19%
    - Nguồn vốn chủ sở hữu 69.75% 74.81%
3 Khả năng thanh toán    
   - Khả năng thanh toán nhanh 0.83 3.63
  - Khả năng thanh toán hiện hành 0.99 3.93
4 Tỷ suất lợi nhuận    
ROA - Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản 14.11% 5.23%
  - Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 66.14% 58.79%
ROE - Lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu 20.23% 6.99%

 

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Số lượng cổ phiếu niêm yết 125,000,000 125,000,000
EPS 2,166 1,673
Book Value 10,705 11,973
P/B 0 5
P/E 0 35
Giá đ/c ngày 17/10/2007   58,500


Phân tích kỹ thuật:

Biểu đồ thể hiện tình hình biến động về giá và khối lượng (từ 20/4/2007 đến 17/10/2007):

- Phân tích:

Qua biểu đồ ta thấy đường giá của chứng khoán VSH từ thời điểm giữa tháng 8/2007 đến nay đã tăng được 2 sóng và đỉnh sóng sau luôn cao hơn đỉnh sóng trước. Có thể nói đây là một hình mẫu kỹ thuật đáng mừng cho những ai đang nắm giữ chứng khoán này.

Khối lượng giao dịch của chứng khoán VSH thường có sự đột biến tại một số thời điểm cho thấy các nhà đầu tư dành sự quan tâm tốt đến chứng khoán này.

Hiện nay, đường MA25 đang cắt đường MA50 từ dưới lên cho thấy khả năng tăng trưởng tốt của chứng khoán này trong thời gian tới là có thể xảy ra.

Hiện nay, ngưỡng hỗ trợ được xác định theo phương pháp Fibonaci của chứng khoán VSH là 57.7 và ngưỡng kháng cự là 64.

Biểu đồ chi tiết (từ 20/4/2007 đến 17/10/2007):

- Phân tích biểu đồ:

Đường MACD đang đạt giá trị 1.87, hai đường EMA12 và EMA26 đều đang đạt giá trị dương. Đường RSI đang đạt giá trị 56.16 cho thấy ngưỡng mua quá mức không còn nữa và thậm chí đang giảm dần xuống.

- Nhận định:

Trong ngắn hạn có thể chứng khoán VSH có thể sẽ còn chu kỳ giảm giá. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân người phân tích kỹ thuật thì cuối năm 2007 chứng khoán VSH giá có thể sẽ là 7x.

Định giá VSH theo phương pháp chiết khấu dòng tiền:  

Định giá VSH theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Năm 2006
(Triệu đồng)
2007 2008 2009 2010 2011
Dòng tiền CF0 CF1 CF2 CF3 CF4 CF5
Tổng tài sản 1,918,512          
Tổng nợ 580,439          
Vốn CSH 1,338,072          
Giá trị sổ sách 10,705          
EPS 2,209.84 1,673 2,388.57 3,344.00 4,681.60 6,554.24
NPV của EPS (2006)   1,519.2 1,893.85 2,360.91 2,943.14 3,668.96
NPV của EPS (2007)     2,126.88 2,651.40 3,305.27 4,120.40
NPV của EPS (2008)       2,977.63 3,711.96 4,627.38
NPV của EPS (2009)         4,168.68 5,196.74
NPV của EPS (2010)           5,836.15
Thị giá (cuối năm)   63,816.2        
Tỷ suất vốn nợ 10.70%          
Tỷ suất vốn CSH 13.00%          
Tỷ suất chiết khấu 12.30%          
Gordon growth rate 7.50%          

Giá cổ phiếu VSH được tính toán căn cứ vào phương pháp chiết khấu dòng tiền (DFC), cụ thể là phương pháp chiết khấu dòng thu nhập (lãi sau thuế).

Khi định giá cổ phiếu VSH, chúng tôi dựa trên những giả thiết sau:

· Lãi suất chiết khấu được tính theo chi phí vốn bình quân gia quyền (Weighted average cost of capital - WACC)

· Chi phí vốn nợ dài hạn: 10.7%/năm

· Chi phí vốn chủ sở hữu = chi phí vốn nợ dài hạn + chi phí rủi ro = 12.3%/năm (theo mô hình CAPM : ri = rf + bi(rm-rf) )

· Từ năm 2012, lợi nhuận sau thuế sẽ tăng trưởng với tỷ lệ không đổi = 7.5%/năm (Gordon growth rate)

Theo giả thiết trên, giá trị thực của cp VSH được định giá là 63.816,20 Đồng/cp vào cuối năm 2007. Dựa vào mức định giá trên, cộng thêm yếu tố tâm lý thị trường, những dự án/ yếu tố tốt/xấu khác nhưng không thể hiện trên bản báo cáo tài chính của VSH, có thể nói ngưỡng ủng hộ mua VSH là 55.000,00 – 60.000,00 Đồng/CP.

Nhận định triển vọng cổ phiếu VSH:

Hiện có 7 cổ phiếu của các công ty sản xuất điện đang niêm yết (4 trên HoSTC và 3 trên HaSTC). Các cổ phiếu này đạt tổng mức vốn hóa trên 2 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng mức vốn hóa của cả hai thị trường. Đây chính là nhóm ngành lớn thứ 3 trên TTCK Việt Nam hiện tại trong tổng số 39 nhóm ngành cấp độ III theo chuẩn Industrial Classification Benchmark (ICB) do FTSE và Dow Jones xây dựng. Với mức giá trị vốn hóa lớn trong tương quan với tổng giá trị vốn hóa thị trường, cộng thêm những biến động đáng kể của ngành trong thời gian qua cho thấy đầu tư vào ngành điện là khoản đầu tư dài hạn và tương đối an toàn vì trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu điện.

Dự án thủy điện Thượng Kon Tum do Vĩnh Sơn Sông Hinh làm chủ đầu tư. Công trình dự kiến xây dựng trong 5 năm và sẽ đưa vào vận hành vào năm 2013

Cùng với triển vọng phát triển của ngành và đặc biệt khi đất nước vào thời kỳ hội nhập, kết hợp với phân tích ở trên thì chúng tôi cho rằng, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh đầy tiềm năng.

Kết luận đầu tư: Chúng tôi cho rằng Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh là cổ phiếu an toàn, có thể đầu tư lâu dài và giá tại thời điểm hiện tại là phù hợp với phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đã trình bày ở trên. Quyền đấu giá Vĩnh Sơn - Sông Hinh là một cơ hội tốt đối với nhà đầu tư để có thể mua cổ phiếu này với giá rẻ hơn giá thị trường. Nhà đầu tư có thể liên hệ với một trong các đại lý đấu giá sau để thực hiện việc mua quyền: http://www.hasc.com.vn/?CateID=185&NewID=1307&ParentID=0&LanguageID=1

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây