Vàng tăng cao, USD trượt dốc

(CafeF) - Phiên giao dịch ngày 15/12, USD rớt giá, giá dầu hạ, giá vàng tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng. Tuần trước, giá vàng tăng mạnh nhất từ giữa tháng 9/2008.
> Thị trường vàng thế giới quý 3/2008 nhìn lại / Thị trường nhà đất Mỹ mất 2 nghìn tỷ USD trong năm 2008

Giá vàng liên tục tăng khi USD mất giá

Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng sau khi USD rớt giá.

 Phiên giao dịch ngày hôm qua (ngày 15/12) USD rớt khoảng 1,6% so với 6 loại tiền tệ lớn khác. Tuần trước, USD rớt 4%, mức cao nhất từ tháng 9/1985 khi giá vàng tăng 9,1%.

 Giá vàng đạt đỉnh cao vào tháng 3/2008 sau khi FED cắt giảm lãi suất khiến USD rớt xuống mức thấp nhất so với Euro.

 Giá vàng giao vào tháng 2/2009 tăng 16USD/ounce tương đương 2% lên mức 836,50USD/ounce tại thị trường New York. Trước đó trong phiên giao dịch, đã có lúc giá vàng 843,70USD/ounce, mức cao nhất từ ngày 16/10/2008.

 Tuần trước, giá vàng tăng mạnh nhất từ giữa tháng 9/2008. Giá vàng hạ 0,2% trong năm 2008.

Từ sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ ngày 15/09/2008, giá vàng 1 lần lập đỉnh cao 936,30USD/ounce vào ngày 10/10/2008.

 Nhiều chuyên gia dự đoán các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng xuống mức 0,5%, mức thấp nhất từ năm 1958.

 Mức lãi suất trước khi FED bắt đầu cắt giảm vào thời điểm tháng 9/2007 là 5,25%, FED bắt đầu cắt giảm lãi suất để ngăn kinh tế bước vào suy thoái.

 Trước khi rớt giá vào tuần trước, USD tăng liên tục trong khoảng thời gian từ tháng 7/2008 cho đến tháng 11/2008 vì nhu cầu USD tăng lên trong bối cảnh thị trường tín dụng đóng băng và thị trường chứng khoán đi xuống.

 Mức lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn 1 tháng và 3 tháng rớt xuống mức âm lần đầu tiên trong tuần trước.

 Chính phủ Mỹ cho đến nay đã cam kết dành tới 8,5 nghìn tỷ USD thông qua 23 chương trình khác nhau để làm dịu khủng hoảng và kích thích tăng trưởng kinh tế.

 Giá dầu biến động thất thường “chờ” OPEC

 Giá dầu thô sụt giảm trước dự đoán việc OPEC cắt giảm sản lượng sẽ là không đủ để hỗ trợ giá dầu tăng khi suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu năng lượng giảm mạnh. Nhu cầu năng lượng của Mỹ sẽ tiếp tục giảm khi sản xuất đi xuống.

 Phiên giao dịch tại thị trường châu Á ngày 15/12, đã có lúc giá dầu lên mức 49USD/thùng còn tại thị trường New York cùng ngày, giá dầu lại quay lại đà suy giảm.

 Giá dầu thô giao vào tháng 1/2009 giảm 1,77USD/thùng tương đương 3,8% xuống mức 44,51USD/thùng tại thị trường New York. Giá dầu đã giảm 70% so với mức kỷ lục 147,27USD/thùng thiết lập ngày 11/07/2008.

 Theo dự đoán của các chuyên gia, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ hạ sản lượng ít nhất 2 triệu thùng/ngày tương đương 7,3% trong buổi họp ngày 17/12/2008 tại Oran.

 OPEC đang yêu cầu Nga, nước sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới sau Arap Saudi, giảm sản lượng khoảng 200 nghìn đến 300 nghìn thùng/ngày để giúp giá dầu hồi phục.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây