“Hiệu ứng trễ”hay “thần kỳ” châu Á?

Đầu năm 2009, nhìn vào chỉ số thị trường của MSCI về thế giới và châu Á, có thể ít nhiều nhận thấy chút khác biệt. Chỉ số Dow Jones Stoxx của khu vực châu Âu liên tục kéo dài đà giảm sút và chưa cho thấy thị trường đã đến đáy. Điều này phản ánh hiệu ứng lây lan khủng hoảng tài chính của Mỹ đang tiếp tục "tàn phá" châu Âu và châu Âu đang đi vào thời điểm tồi tệ nhất. Trong khi đó, Mỹ và châu Á tuy cũng trong đà giảm sút, nhưng chỉ số đại diện của các thị trường này là S&P 500 và MSCI châu Á - Thái Bình Dương thì chưa quay lại đáy cũ của năm ngoái. Tuy nhiên, trong các đồ thị đó lại ẩn chứa những câu chuyện khác nhau. 

Đầu năm 2009, nhìn vào chỉ số thị trường của MSCI về thế giới và châu Á, có thể ít nhiều nhận thấy chút khác biệt. Chỉ số Dow Jones Stoxx của khu vực châu Âu liên tục kéo dài đà giảm sút và chưa cho thấy thị trường đã đến đáy. Điều này phản ánh hiệu ứng lây lan khủng hoảng tài chính của Mỹ đang tiếp tục "tàn phá" châu Âu và châu Âu đang đi vào thời điểm tồi tệ nhất. Trong khi đó, Mỹ và châu Á tuy cũng trong đà giảm sút, nhưng chỉ số đại diện của các thị trường này là S&P 500 và MSCI châu Á - Thái Bình Dương thì chưa quay lại đáy cũ của năm ngoái. Tuy nhiên, trong các đồ thị đó lại ẩn chứa những câu chuyện khác nhau.

Châu Âu đang cho thấy, họ vẫn gánh chịu hiệu ứng trễ lan truyền của khủng hoảng sau Mỹ và những yếu tố kinh tế thực lâu nay chực chờ ở châu Âu, còn Mỹ thì đang trong giai đoạn nỗ lực chống chọi với khủng hoảng bằng các gói kích thích của Chính phủ. Trong khi đó, dường như người Mỹ đã làm quen với phá sản và thất nghiệp, và họ đang chống chọi với khủng hoảng.

Trong khi đó, các thị trường châu Á vẫn chưa quay lại đáy của mình vào cuối năm 2008 vì một hy vọng: thần kỳ châu Á. Đó là các nền kinh tế châu Á sẽ đủ sức vượt qua khủng hoảng mà không rơi vào giai đoạn "hiệu ứng trễ" như châu Âu. Các ngân hàng ở châu Á chưa bị tác động quá xấu như châu Âu, Mỹ và chỉ đang gánh chịu nỗi lo về suy giảm thương mại và kinh tế. Đó cũng là kỳ vọng của một số nhà phân tích: các công ty châu Á tuy bắt đầu thua lỗ và sa thải công nhân, nhưng hệ thống tài chính sẽ không bị tác động quá xấu và có thể duy trì tín dụng cho nền kinh tế cộng với các gói ngân sách của chính phủ để đẩy nền kinh tế đi lên và chịu đựng được tới khi kinh tế Mỹ và châu Âu phục hồi. 

Chỉ số MSCI châu Á -Thái Bình Dương

Một luận điểm ngược lại là: châu Á chỉ đơn giản là chưa tới giai đoạn của châu Âu mà thôi. Đó là vì các ngân hàng của châu Á không bị rơi vào vòng xoáy nợ thứ cấp của Mỹ và châu Âu. Một số nhà phân tích nhận định rằng, danh mục đầu tư của các ngân hàng châu Á, bao gồm cả bất động sản và chứng khoán, cũng sẽ thua lỗ và việc nhiều doanh nghiệp của châu Á phá sản sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Khi đó, là lúc châu Á đi đến thời điểm của Mỹ và phương Tây hiện nay. Đương nhiên, luận điểm này dựa trên một giả định căn bản: các TTCK và bất động sản tiếp tục xuống dốc và kinh tế Mỹ và châu Âu sẽ suy thoái kéo dài. 

Thời kỳ "dân tiết kiệm, chính phủ chi tiêu"

Chỉ số Dow Jones Stoxx

(đại diện cho khu vực châu Âu)

Chỉ số VN-Index Việt Nam
Nguồn: Bloomberg, Chứng khoán Rồng Việt

Vàng, USD tăng giá mạnh trên cả thị trường thế giới và trong nước phản ánh hai điều: (1) Nỗi sợ khủng hoảng trầm trọng hơn đã rất lớn, và người ta nhận thấy nguy cơ này đang rõ ràng; (2) USD vẫn giữ giá cao so với nhiều đồng tiền mạnh khác, vừa phản ánh kinh tế khu vực châu Âu đi xuống tồi tệ hơn, đồng thời phản ánh nhà đầu tư Mỹ đang nắm giữ nhiều tiền mặt hơn và chưa muốn lao vào các công cụ đầu tư khác. Thời kỳ tiền mặt là vua đang ngự trị tại các thị trường lớn, đơn giản là vì quá nhiều ngân hàng của các thị trường lớn này vẫn đang từ chối cho vay, dù đã nhận được nhiều tiền từ các chính phủ.

Ở Việt Nam, vàng và USD tăng giá cho thấy người dân đang quay sang những "điểm đến an toàn" truyền thống. Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp trong tháng 1/2009 cho thấy, người dân bắt đầu vào giai đoạn tiết kiệm, ít chi đầu tư. Trong thời điểm hiện tại, dường như chỉ có các chính phủ là chi tiêu, bằng các gói kích thích kinh tế. Chính phủ có chi tiêu và làm cho tình hình có vẻ không khó khăn thì người dân và nhà đầu tư mới dám "mở hầu bao". Do đó, theo người viết, trong vài tháng tới xu thế này sẽ vẫn duy trì, nhất là khi gói kích thích kinh tế của Việt Nam tiến hành trễ hơn nhiều nước. Và do đó, TTCK không đi lên nhanh được.


Việt Nam: còn công cụ cổ phần hóa và niêm yết doanh nghiệp lớn để thúc đẩy thị trường

Vào thời điểm sức cầu TTCK yếu như vậy, mà còn cổ phần hóa, còn niêm yết công ty lớn, tăng một lượng cung lớn, phải chăng là tự uống thuốc độc? Có thể đây cũng là cách dĩ độc trị độc.

Chúng ta đã quá quan tâm đến chỉ số P/E của các doanh nghiệp, mà ít quan tâm quy mô và chất lượng tăng trưởng của mẫu số (EPS). Nếu những doanh nghiệp có lợi thế kinh tế lớn, chất lượng tăng trưởng tốt được cổ phần hóa với giá phải chăng vào thời điểm này ở Việt Nam thì sẽ tạo ra một động lực lớn để thu hút vốn ngoại vào thị trường và đẩy "khí thế" TTCK lên trở lại. Ngoài ra, với những quỹ đầu tư nước ngoài và tổ chức đầu tư trong nước còn tiền và đang chờ đợi thời cơ, đây sẽ là một động lực mới: mượn thế đẩy thị trường lên.

Đây có thể là một liều thuốc không mong đợi: tăng cung cổ phiếu trong khi thị trường ảm đạm, đồng thời có thể bán vốn một số doanh nghiệp nhà nước với giá không được cao; nhưng nếu tăng cung hàng có chất lượng, cổ phần hóa minh bạch và làm tốt hoạt động PR phát hành cho giới đầu tư tiềm năng, thì không phải là không có cơ hội làm xoay chuyển xu thế thị trường. Khi thị trường thiếu sức bật và kinh tế gặp khó khăn, cần phải có giải pháp đột phá, chứ không thể chờ đợi chỉ vào chuyện giảm thuế hay giảm lãi suất. 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây