![]() |
Sau một thời gian nghỉ Tết khá dài, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên của năm Kỷ Sửu (2/2), một năm được coi là rất khó khăn trên thị trường chứng khoán.
Những thông tin về hoạt động kinh doanh của các công ty bắt đầu công bố, các cổ phiếu trên sàn đang có dấu hiệu phân hoá lại. Trong khi đó, những dấu hiệu không tốt vẫn tràn ngập trên thị trường chứng khoán thế giới, do nền kinh tế thế giới vẫn chưa có lối thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cuộc khủng hoảng. Dường như nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thực sự quay lại với thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 02/02/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 297,52 điểm, giảm 5,69 điểm (tương đương giảm 1,88%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 4.712.430 đơn vị, tăng 14,59% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 110,245 tỷ đồng, tăng 36,87% so với phiên trước.
Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 642.100 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 38,74 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 5.354.530 đơn vị (tăng 15,94% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 148,986 tỷ đồng (tăng 36,68%).
Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán khá dài, thị trường chứng khoán vẫn chưa có tín hiệu khả quan nào khi các lệnh được tung ra khá chậm và có sự chênh lệch khá lớn giữa giá chào mua và chào bán, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm điểm, khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp. Xu thế ảm đạm của thị trường trước dịp Tết Nguyên đán vẫn tiếp tục kéo dài.
Một số mã cổ phiếu tăng trần ngay từ đầu phiên, tuy nhiên lực tăng còn yếu và chưa tạo được động lực để giúp thị trường tăng theo. Những cổ phiếu tăng trần phần lớn là những cổ phiếu của các công ty có kết quả kinh doanh tốt và có giá trị vốn hóa khá nhỏ như ACL, VSH, GIL… Các cổ phiếu lớn vẫn biến động trong biên độ giá khá hẹp và khối lượng giao dịch khá ít.
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 2,09 điểm, xuống 301,12 điểm (tương đương giảm 0,69%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 733.910 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 17,76 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 42 mã tăng giá, 43 mã đứng giá tham chiếu, 71 mã giảm giá và 20 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 5 mã tăng trần là DTT, GTA, PRUBF1, RIC, MTG và có tới 18 mã giảm sàn.
![]() |
Bước sang đợt giao dịch thứ 2, tính thanh khoản trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, nhiều mã cổ phiếu đang có xu hướng giảm điểm và mất dần các vị thế tốt so với thời điểm đầu phiên. Các mã cổ phiếu lớn vẫn chưa có tín hiệu tích cực, mặc dù nhiều doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch đề ra tương đối tốt, nhưng sức bật của các cổ phiếu này vẫn khá yếu. Trong khi đó, những cổ phiếu có kết quả kinh doanh kém thì giảm điểm khá mạnh, điều này đã kéo thị trường giảm mạnh ngay phiên đầu tiên của năm.
Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 5,39 điểm, xuống 297,82 điểm (tương đương giảm 1,78%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.704.080 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 87,05 tỷ đồng.
Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 297,52 điểm, giảm 5,69 điểm (tương đương giảm 1,88%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 4.712.430 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 110,25 tỷ đồng.
Trong tổng số 176 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 43 mã tăng giá, 108 mã giảm giá, 18 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 9 mã tăng trần là BBT, BT6, CNT, DTT, PRUBF1, RIC, SDN, SGT, KSH, 39 mã giảm sàn và 7 mã không có giao dịch là BTC, COM, CYC, SFN, SGH, VKP, VPK. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 27 mã không còn dư mua.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá, 8 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là VNM. Cụ thể, VIC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,25%), đạt 81.000 đồng. VNM giữ nguyên mức giá tham chiếu là 82.000 đồng/cổ phiếu.
![]() |
Trong khi đó, STB giảm 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,29%), còn 17.100 đồng. HAG giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,83%), còn 60.000 đồng. HPG giảm 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,60%), còn 30.000 đồng. DPM giảm 1.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,51%), còn 33.000 đồng. PVD giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,08%), còn 70.500 đồng. FPT giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,96%), còn 48.500 đồng. VPL giảm 2.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,40%), còn 47.800 đồng.
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là PVF với 488.410 đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 9,16% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 17.700 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 800 đồng (tương đương 4,32%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 33,00% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là KSH với mức tăng 4,83% lên 15.200 đồng (tăng 700 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 8 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5,00%, mã BHS đóng cửa chỉ còn 13.300 đồng/cổ phiếu (giảm 700 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 2 nghìn cổ phiếu.
![]() |
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì BT6 là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.500 đồng lên mức 60.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch 50 cổ phiếu. Ngược lại, BMC là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.000 đồng xuống còn 59.500 đồng/cổ phiếu, với hơn 16 nghìn cổ phiếu được giao dịch.
Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã tăng giá, 2 mã giảm giá và 1 mã đứng giá. Trong đó có 2 mã giảm sàn, 1 mã tăng trần. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,56%), đạt 4.000 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 3.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 200 đồng (tương đương 4,26%), chỉ còn 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 300 đồng (tương đương 3,80%), chỉ còn 7.600 đồng/chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 65 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 827.280 đơn vị, bằng 17,56% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PVF được họ mua vào nhiều nhất với 236.570 đơn vị, chiếm 48,44% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như VFMVF1 (152.000 đơn vị), MPC (100.760 đơn vị), VSH (49.440 đơn vị) và ANV (42.400 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SHC (100,00%), VSH (95,72%), PNC (95,24%), NKD (91,30%) và MPC (90,21%).
|