![]() |
Dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam còn khá “ngon ăn”.
|
HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam phát hành thẻ tín dụng HSBC vào ngày 19/3 vừa qua. Thẻ tín dụng HSBC ra đời cho thấy, chiến lược phát triển dịch vụ tài chính bán lẻ của HSBC ngày một rõ nét hơn. Ông Thomas Tobin, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam kiêm Giám đốc ngân hàng con của HSBC trong tương lai cho biết, thẻ tín dụng HSBC nhắm vào lớp người có nhu cầu tài chính và mua sắm ngày càng cao. Nhóm đối tượng này luôn tìm cách chi tiêu hiệu quả hơn, nên có nhu cầu cao về việc sử dụng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng đáp ứng được nhu cầu của họ về sự tiện dụng và tính linh hoạt, khi không yêu cầu ký quỹ hay thế chấp.
“Trong cuộc khảo sát mới nhất của HSBC về thẻ tín dụng tại Việt Nam do AC Nielsen thực hiện, khoảng 90% số người được hỏi muốn đăng ký sử dụng thẻ tín dụng”, ông Tobin nói. Trong tương lai, thẻ tín dụng là công cụ tiện ích cho người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Trong chiến lược phát triển sản phẩm tài chính bán lẻ của HSBC khi có ngân hàng con, thẻ tín dụng được xem là công cụ mà Ngân hàng đặt mối quan tâm hàng đầu. Với 2 loại, Visa vàng và Visa chuẩn, thẻ tín dụng HSBC với công nghệ chíp, được chấp nhận tại hơn 30 triệu điểm bán lẻ thành viên trong hệ thống thẻ Visa trên khắp thế giới và 15.000 điểm tại Việt Nam. Đây là mối cạnh tranh lớn đối với các ngân hàng trong nước, vì thẻ tín dụng HSBC không yêu cầu chủ thẻ phải ký quỹ hay thế chấp.
Theo ông Ashok Sud, Tổng giám đốc SCB Việt Nam, NHNN chấp thuận về nguyên tắc cho SCB phép thành lập ngân hàng con 100% vốn đã mở ra nhiều hướng đi mới cho Tập đoàn. Hay nói cách khác, đây sẽ là bàn đạp để SCB tiếp tục phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Việt Nam. Thông qua kế hoạch thành lập ngân hàng con, SCB sẽ từng bước mở thêm 20 - 30 chi nhánh trên toàn quốc trong vòng 3 - 5 năm tới. Ông Sud thừa nhận, đây vẫn là một con số khiêm tốn so với khoảng vài trăm chi nhánh của các ngân hàng trong nước. Vì vậy, với việc mở cửa lĩnh vực này, SCB luôn chú trọng đến việc thay đổi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ tài chính bán lẻ.
Chiến lược hiện nay khi ngân hàng con chính thức được hoạt động, SCB sẽ duy trì cạnh tranh lâu dài trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Ông Sud cho biết, có nhiều yếu tố quan trọng để giúp SCB duy trì được tính cạnh tranh là có nguồn vốn đủ mạnh, đồng thời hội đủ tiềm lực và sự chuẩn bị kỹ lưỡng; yếu tố thứ hai là tạo ra được những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với xu hướng người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ngân hàng con của SCB phải có khả năng cung cấp cho DN các sản phẩm về tỷ giá, cân bằng rủi ro và giải pháp tài chính dài hạn, mà các đối thủ của họ đã sử dụng ở những thị trường khác. Thông qua kinh nghiệm của mình ở nhiều thị trường đang phát triển, SCB cho biết, sẽ tiếp tục giới thiệu các sản phẩm tiết kiệm và cho vay như: tài khoản tiền gửi, tài khoản vãng lai. Ông Sud cho rằng, hiện mới có khoảng 10% dân số Việt Nam mở tài khoản tại ngân hàng, nên còn nhiều tiềm năng cho các nhà băng khai thác.
Ngoài ra, theo đánh giá của SCB, trong tương lai gần, các tập đoàn lớn tại Việt Nam sẽ khó có thể tiếp cận thị trường cho vay quốc tế. Do đó, SCB sẽ hỗ trợ khách hàng của mình tại Việt Nam tiếp cận thị trường này, với những khoản vay nợ tương đối nhỏ ở giai đoạn đầu, sau đó tăng dần trong tương lai. Tuy nhiên, điều đáng chú ý mà SCB quan tâm là thái độ cũng như chất lượng phục vụ. SCB cho rằng, đây chính là yếu tố quan trọng, quyết định tính cạnh tranh trong lĩnh vực phát triển dịch vụ tài chính.
Còn ông Tobin cho rằng, sau khi ngân hàng con ra đời, HSBC sẽ tập trung phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Mục tiêu của HSBC là không cạnh tranh về giá, mà cạnh tranh về dịch vụ. Hiện HSBC đang xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng bán lẻ trên thị trường Việt Nam. HSBC tuy mới có một chi nhánh ở TP. HCM và một Hà Nội nhưng theo dự kiến, trong thời gian tới sẽ có thêm 5 chi nhánh mới