Kịch bản năm 1997 có lặp lại tại châu Á?

Tháng 10, Iceland trở thành nước phát triển đầu tiên từ năm 1976 viện đến sự hỗ trợ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Nước này cần 2,1 tỷ USD sau khi nhà đầu tư nhận ra rằng trên thực tế Iceland không phải đang điều hành một nền kinh tế mà là một quỹ đầu cơ.

Khi Ukraina, Belarus, Hungary và Pakistan xếp hàng kêu gọi sự hỗ trợ từ IMF, những vấn đề tại Iceland hiện nay thu hút sự chú ý đặc biệt. Suy nghĩ rằng một nền kinh tế Tây Âu, nền kinh tế đã từng có xếp hạng tín dụng AA sẽ có thể có kết cục ngày nay khiến người ta nghĩ lại khủng hoảng châu Á cách đây đến hơn 1 thập kỷ.

Thị trường hiện nay băn khoăn về một điều: Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, châu Á có phải đương đầu với khủng hoảng tài chính giống năm 1997 không? Và nhà đầu tư có năm bắt được điều này không?

Chuyên gia phân tích Mark Matthews của Merrill Lynch khuyên nên chú ý đến các ngân hàng và cổ phiếu của các ngân hàng.

Ông chỉ ra rằng năm 1997 cổ phiếu của ngân hàng tại Indonexia, Hàn Quốc và Thái Lan đã có mức tăng trưởng rất tệ trước khi nhờ đến sự hỗ trợ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Gần đây việc cổ phiếu ngân hàng sụt giảm là điều báo trước về nhiều vấn đề kinh tế tại nền kinh tế Iceland và Hungary.

Vậy nếu nền kinh tế châu Á ở bên bờ vực giống như Iceland, nên nhìn vào cổ phiếu ngân hàng. Và có một tin tức tốt lành như sau: Ngành ngân hàng vẫn đứng vững. Trong 12 tháng, cổ phiếu ngành ngân hàng đã có mức tăng trưởng tốt hơn trên thị trường khoảng 23%.

Các ngân hàng châu Á chỉ nắm một số ít lượng nợ xấu hiện đang ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng Mỹ và châu Âu. Nhìn chung khả năng thanh khoản và vốn của họ vẫn khá tốt. Tình hình nợ cho vay không diễn tiến (non performing loan) có thể tăng nếu tăng trưởng toàn cầu chậm lại, tuy nhiên triển vọng xấu nhất không giống như năm 1997.

Hàn Quốc có thể là một ngoại lệ. Ông Mathews cho biết các cổ phiếu của ngân hàng Hàn Quốc trong 12 tháng qua không tăng trưởng tốt hơn nhiều so với các ngành khác nếu chưa nói đến việc còn đi xuống so với cổ phiếu ngành khác.

Chi phí bảo hiểm cho các khoản vay tại thị trường các nước đang phát triển tăng mạnh trong tháng qua bởi nhà đầu tư lo ngại việc kinh tế Mỹ suy thoái sâu sẽ đè nặng lên nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của các nước châu Á.

Có nhiều vấn đề tồn tại hiện nay mà 10 năm trước đây chưa có. Khủng hoảng châu Á hiện nay là hiện tượng của các thị trường các nước đang phát triển, những nước phát triển sẽ chịu ít tác động hơn. Khủng hoảng hiện nay lan từ các nước phương Tây sang và không của riêng khu vực nào, khi khủng hoảng lan rộng tất cả các nền kinh tế sẽ chịu tác động.

Quyết định của FED trong việc cung cấp cho mỗi nước 30 tỷ USD trong chương trình hoán đổi tiền tệ đối với Brazil, Hàn Quốc, Mehicô và Singapore cho thấy cuộc khủng hoảng đã có quy mô toàn cầu như thế nào.

Ông Paul Donovan, một chuyên gia kinh tế tại ngân hàng UBS, trong một báo cáo gửi khách hàng nhận xét quyết định FED mở rộng cứu một số nước đang phát triển còn quan trọng hơn quyết định hạ lãi suất của họ.

Vấn đề hiện nay là Mỹ có thể bước vào một lần suy thoái giống như thời kỳ trì trệ theo kiểu Nhật Bản trước đây. Với quyết định cắt giảm lãi suất ngắn hạn xuống mức 1% trong tuần qua, có thể Mỹ đã tiến gần hơn đến một thời kỳ kinh tế đi xuống giống như Nhật Bản.

Nước Mỹ đang vay tiền nhiều hơn bao giờ hết. Tổng thống Bush thừa hưởng thặng dư ngân sách khi ông bắt đầu làm tổng thống. Tuy nhiên chính sách của ông đã khiến nước Mỹ thâm hụt ngân sách với số nợ khoảng 1,7 nghìn tỷ USD.

Nguồn tài chính từ Trung Quốc cho phép chính phủ Mỹ và công dân nước này sống dư dật. Tuy nhiên sự ổn định của Trung Quốc, nước nắm dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, đang giảm đi phần nào.

Ngày 29/10, Ngân hàng Trung ương nước này giảm tỷ lệ lãi suất cho khoản vay 1 năm, và nhiều khả năng sẽ duy trì mức lãi suất này bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến xuất khẩu và sản xuất công nghiệp sụt giảm.

Một châu Á đang lên có những đặc điểm dễ tổn thương riêng. Tốc độ tăng trưởng không phải là vấn đề, cụ thể tốc độ tăng trưởng tại Ấn Độ, Indonexia, Malaysia, Philippins, Đài Loan, và Hàn Quốc lần lượt là 7,9%; 6,4%; 6,3%; 4,6%; 4,3%; 3,9%. Kinh tế các nước châu Á tuy nhiên đang vấp phải tảng băng và mọi chuyện sẽ còn tệ hơn nếu các công ty Mỹ tiếp tục sa thải thêm nhân viên.

Không tính đến Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương châu Á vẫn còn khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất, tỷ lệ nợ không cao, chính sách thuế có khả năng nới lỏng, dự trữ tiền tệ lớn giúp châu Á có một bước nệm. Châu Á nay khác nhiều so với năm 1997.

Nếu khủng hoảng toàn cầu tệ hơn, tất nhiên châu Á sẽ không dễ dàng thoát ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên nếu khu vực này có thể gặp một kết cục như Iceland, cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng sẽ cho chúng ta biết trước.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây