![]() |
Một ngôi nhà tại bang Florida bị thu hồi vì gia chủ không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ảnh: AP |
Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mà cơ quan này nhận được vào tuần trước đã tăng 22.000 so với tuần trước đó, đạt 378.000 đơn. Đây là mức tăng lớn nhất trong tháng 2 và 3.
Sự yếu đi của nền kinh tế còn thể hiện ở chỗ số lượng người mất việc ngày càng tăng, trong khi nhu cầu tuyển dụng mới lại giảm đi. Theo báo cáo của Bộ Lao động, số việc làm được trả lương đã giảm 22.000 trong tháng 1 và 63.000 trong tháng 2.
"Chúng tôi cho rằng xu hướng mất việc sẽ tiếp tục tăng và đạt mức mà chúng ta từng thấy trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng năm 2001", Ian Shepherdson, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của tổ chức High Frequency Economics, phát biểu.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải hứng chịu tác động từ tình trạng giá gas tăng leo thang, giá nhà tụt dốc và chính sách thắt chặt tín dụng của các ngân hàng. Do đó, kinh tế Mỹ có thể ngừng tăng trưởng trong quý I năm nay và tiếp tục chững lại trong quý tiếp theo. Về mặt lý thuyết, một nền kinh tế được coi là ở trong tình trạng suy thoái nếu không tăng trưởng trong 2 quý liên tiếp.
Sự bi quan về triển vọng ngắn hạn của kinh tế Mỹ cũng được thể hiện trong báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) - cũng được công bố vào ngày 20/3. Tổ chức này dự báo GDP của Mỹ sẽ giảm so với báo cáo trước đó của họ. Cụ thể, kinh tế Mỹ sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong ba tháng đầu năm và mức tăng sẽ bằng không trong quý II.
Việt Linh (theo BBC)